Những yếu tố văn hóa trong sản phẩm

Một phần của tài liệu moi-truong-van-hoa-trong-marketing-quoc-te-va-chien-luoc-san-pham-cua-doanh-nghiep378 (Trang 33 - 34)

Như đã nói ở trên, sản phẩm là công cụ cốt lõi trong các công cụ marketing. Chính vì thế, có thể nói, yếu tố văn hóa trong sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất vì tất cả các đặc tính văn hóa từ đặc điểm lịch sử, địa lý cho đến những quan điểm, lối sống, tín ngưỡng đều là những yếu tố mà sản phẩm cần phải đáp ứng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng người Nhật không thích màu vàng vì họ cho rằng màu vàng thể hiện sự tàn úa, phai nhạt, là biểu tượng cho những điều không tốt đẹp, không có sức sống, không phát triển. Cho nên khi bán các sản phẩm sang Nhật, về bao gói hay đặc tính sản phẩm, hình ảnh, logo, phông nền quảng cáo… chúng ta đều không nên hoặc hạn chế dùng màu vàng một cách tối đa. Người Trung Quốc rất kỵ số 4 vì âm đọc của số này rất giống từ “tử” nên khi bạn muốn mở một khách sạn ở Trung Quốc hoặc một khách sạn dành riêng cho người Trung Quốc, bạn không nên đánh số phòng có con số 4 nếu không muốn để phòng trống quanh năm.

Trên đây là ví dụ điển hình về những nước có nền văn hóa lớn và đa dạng. Nói như vậy không có nghĩa là ở những nền văn hóa ít có sự khác biệt hơn thì văn hóa không quan trọng. Cho dù là ở bất kỳ nước nào, bạn cũng đều vấp phải những

vấn đề về văn hóa trong sản phẩm rất cơ bản, mà nếu chỉ lơ là một chút thôi, chắc chắn bạn sẽ mắc phải những sai lầm đáng tiếc, kéo theo đó là sự thất bại của chiến lược sản phẩm, gây thiệt hại đến cả ngàn đô la. Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên thất bại về sản phẩm ngũ cốc cho bữa ăn sáng của một công ty, mặc dù đã rất thành công ở thị trường Mỹ và thị trường Châu Âu, nhưng khi thâm nhập thị trường Ấn Độ - một thị trường có tiềm năng lớn và tốc độ phát triển chóng mặt – đã phải chịu thất bại. Lỗi không phải vì họ không tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Bởi trong quá trình nghiên cứu thị trường họ đã nhận được phản hồi rất tốt và số tiền họ bỏ ra để nghiên cứu thị trường không phải là nhỏ. Tuy nhiên, họ đã không tính đến yếu tố văn hóa đó là người Ấn Độ thường ăn sáng bằng cháo và một số thực phẩm truyền thống. Sản phẩm đồ ăn công nghiệp chỉ thu hút sự chú ý của họ trong thời gian đầu bởi sự hiếu kỳ và tò mò nhưng lại không hề hợp với nếp sống của văn hóa lâu đời của họ. Ngay lập tức sản phẩm đó bị từ chối và đào thải. Như vậy, chính văn hóa quyết định sự thành công hay thất bại của sản phẩm, bất kể bạn kinh doanh trên chính quốc gia của mình hay trên bất kỳ một quốc gia nào khác.

Những giá trị văn hóa là những giá trị lâu đời, bám rễ, ăn sâu và không dễ dàng có thể thay đổi được. Tuy nhiên, không có nghĩa là không thể thay đổi được bởi trên thực tế chúng ta cũng đã thấy rằng với sự kết hợp của các cơ quan chức năng và các ngành kinh doanh, những cố gắng marketing có thể thay đổi những nét văn hóa ban đầu. Trên thực tế để tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp có thể xây dựng cho riêng mình một nét văn hóa riêng và đặc trưng ngay trên thị trường mà doanh nghiệp đó muốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu moi-truong-van-hoa-trong-marketing-quoc-te-va-chien-luoc-san-pham-cua-doanh-nghiep378 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w