“Chủng loại sản phẩm là một nhóm hàng có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay được bán chung cho cùng nhóm khách hàng, hay
thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ một cùng một dãy giá cả”
Còn “Cơ cấu sản phẩm là việc mà phân chia các chủng loại hàng hóa theo từng nhóm riêng có thể theo chất lượng, có thể theo kích cỡ kiểu dáng, có thể theo tính năng, có thể theo giá cả…” [7].
Cơ cấu và chủng loại hàng hóa quốc tế cũng không nằm ngoài những các động của môi trường văn hóa. Khi nhắc đến “DEBON” người ta nghĩ ngay đến ngay đến chủng loại hàng mỹ phẩm của Hàn Quốc và cơ cấu sản phẩm này phụ thuộc vào tính chất của màu da, sắc tố da. Những sản phẩm có tính năng loại bỏ chất nhờn, dùng cho da nhờn, những sản phẩm có tính năng làm mềm da, dành cho da khô và những loại còn lại dành cho da thường. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về môi trường văn hóa các nước, DEBON có những chiến lược marketing về chủng loại hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn, khi thâm nhập và thị trường Việt Nam, chủng loại của DEBON là những loại có chỉ số chống nắng cao vì khí hậu nắng nóng, có giá cả hợp lý vì người Việt Nam luôn có văn hóa dùng đồ chất lượng nhập khẩu nhưng giá cả hợp lý. Nhưng cũng là những sản phẩm đó, khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chủng loại hàng hóa lại hoàn toàn khác, vì Nhật Bản là một nước có rất nhiều loại mỹ phẩm cao cấp và có chất lượng cao như “Shishedo”, ăn sâu vào tiềm thức của người dân Nhật Bản. Do đó chủng loại sản phẩm khi xuất khẩu sang Nhật Bản phải là những chủng loại hàng hóa cao cấp, có thể cạnh tranh được với hàng trong nội địa.
Trên đây là những ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu và chủng loại sản phẩm của môi trường văn hóa, nhưng nó không chỉ dừng ở đó mà còn có tác động đến kiểu dáng và tính năng của sản phẩm quốc tế.