6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương
2.1. Tổng quan về du lịch Việt Nam
2.1.1.Vị trí điạ lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông với 3260 km bờ biển. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều đồi núi, chiếm ¾ diện tích, cũng là quốc gia có nhiều đảo nhỏ và phân bố rải rác, có hai khu vực đảo tập trung nhất là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Có hai quần đảo rộng lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó ngành du lịch trong nhiều năm qua tập trung khai thác vào tiềm năng rừng biển và vị trí địa lý mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam, như du lịch biển, du lịch sinh thái.... có những bước phát triển nhất định.
2.1.2. Tài nguyên du lịch Việt Nam
Việt Nam là đất nước sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên du lịch vô giá này cho phép đất nước phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: Du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi, du lịch đô thị.... Đây là những tiềm năng hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch Nhật Bản nói riêng.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Do Việt Nam có địa hình đa dạng, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên đã kiến tạo và sản sinh nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên đất nước.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với hàng chục bãi tắm nổi tiếng, hiện nay Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Miền Bắc có Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn, Cửa Lò…; Miền Trung có Lăng Cô, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang, Mũi
Né…; Miền Nam có Vũng Tầu, Long Hải, Phú Quốc, Hà Tiên… Đặc biệt vùng biển Hạ Long là kì quan thiên nhiên Thế Giới, một kì quan của tạo hóa với hàng ngàn đảo đá quần tụ, mỗi hòn đảo một dáng vẻ, hòn thì giống con rồng, hòn thì giống con cóc, ngón tay, cặp gà chọi… trong lòng các đảo đá là các hang động kì thú. Tháng 7 năm 2005 vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes bình trọn là một trong những bãi tắm đẹp nhất hành tinh.
Là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ miền núi mang dáng dấp ôn đới như Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt… Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 mét so với mặt nước biển. Thành phố Đà Lạt là nơi nghỉ mát lí tưởng với phong cảnh rừng thông, thác nước và một số loại hoa. Khách du lịch tới Đà Lạt còn bị cuốn hút bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn T‟rưng và cồng chiêng Tây Nguyên trong những đêm văn nghệ.
Ngoài ra, tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8
khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và vùng biển Kiên Giang. Hiện nay Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như VQG Cúc Phương (Ninh Bình), VQG Cát Bà (Hải Phòng), VQG Côn Sơn ở Bà Rịa- Vũng Tàu… Trong đó vùng Tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp), nơi có sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim.
Nguồn nước khoáng ở Việt Nam cũng rất phong phú với gần 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ như suối khoáng Quang Hanh (Ninh Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Vĩnh Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình)… Những nguồn nước khoáng này đã trở thành nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe được nhiều khách du lịch ưa chuộng.
Như vậy, với các tiềm năng du lịch tự nhiên là các bãi biển, vườn quốc gia, hệ thống hang động, nguồn suối khoáng... phong phú và đa dạng là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch, xây dựng một thương hiệu du lịch định vị vững chắc trong lòng du khách.
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, không thể không nhắc đến nguồn tài nguyên nhân văn độc đáo, hấp dẫn trải dài trên lãnh thổ hình chữ S.
Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ra quyết định xếp hạng gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích PhủChủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắngcảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng. Tới năm 2011, có 7 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam[20]
bao gồm: Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế ,Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38 bảo tàng, các địa phương quản lý 79 bảo tàng. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam, hiện đang đề xuất thêm
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Văn hóa của dân tộc Việt Nam thể hiện qua những lễ hội, các loại hình nghệ thuật cổ truyền, ẩm thực đặc sắc của mỗi vùng miền.
Việt Nam với hơn 400 lễ hội lớn, nhỏ gắn liền với sự tôn vinh, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công với nước, các danh nhân… Hiện nay nước ta còn lưu giữ tổ chức nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn du khách như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Kiếp Bạc lễ hội Quan Âm… Gần đây các Festival du lịch cũng đã được tổ chức tại các di sản tự nhiên, văn hóa và tại các trung tâm du lịch thu hút đông đảo du khách nội địa và quốc tế.
Một số di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ)…
Mỗi một vùng đất, mỗi dân tộc Việt Nam có các món ăn đặc trưng mang bản sắc riêng, các món ăn nổi tiếng như Nem, Giò, Chả, Phở, Cao Lầu, Hủ Tiếu.. là những món ăn không thể thiếu trong các thực đơn phục vụ khách của các chương trình du lịch. Du khách quốc tế nói chung và khách Nhật Bản nói riêng khi đến Việt Nam thường có ấn tượng trải nghiệm sâu sắc về món ăn Việt Nam.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
* Cơ sở hạ tầng
Từ năm 2001, thực hiện chủ trương tập trung phát triển du lịch theo công văn số 1095 CP/KTH ngày 28/11/2000 về việc xây dựng các khu du lịch, ngân sách nhà nước đã được bố trí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch (CSHTDL) cho các địa phương thời kỳ 2001 - 2005 với tổng số vốn là 2.146 tỷ đồng.
Với nguồn vốn không lớn, nhưng lại được triển khai có hiệu quả vì có đóng góp kinh phí của các địa phương và huy động các nguồn lực khác. Từ nguồn vốn này cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ngày càng được cải thiện.
Hệ thống giao thông với các tuyến đường bộ, sắt, đường hàng không, đường thủy ngày càng được nâng cấp. Điều đáng chú ý là hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch được cải thiện như: Cát Bà, Lăng Cô..VQG Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Bể, Liangbiang….Cả nước ta hiện nay có 52 sân bay các loại, gồm 3 sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng cùng với rất nhiều sân bay địa phương đang được khai thác.
Hệ thống thông tin liên lạc nhìn chung đã được nâng cấp, hiện đại hóa, hòa nhập với trình độ công nghệ của thế giới. Hiện nay trong cả nước có khoảng 8000 điểm phục vụ bưu điện khu vực. Ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn tham gia vào kinh doanh dịch vụ điện thoại và internet tạo cho chất lượng thông tin ngày càng tốt, giá cả rẻ hơn.
*Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Ngành Du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được củng cố, phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, sự ra đời của hàng loạt khách sạn và các loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác: biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là khu vực biển đảo. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam đang phát triển theo xu hướng chung của thế giới, bên cạnh sự nỗ lực của các nhà đầu tư và quản lý khách sạn trong nước, sự hiện diện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế trong đầu tư và quản lý khách sạn đã góp phần vào việc đưa ngành du lịch phát triển ngang tầm với các nước du lịch phát triển trong khu vực.
Đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và các nhu cầu dịch vụ du lịch khác của du khách trong và ngoài nước, tính đến tháng 9 năm 2012, cả nước có đến 12.500 cơ sở lưu trú với 250.000 phòng, trong đó có 53 khách sạn 5 sao, 127 khách sạn 4 sao và 271 khách sạn 3 sao. Số lượng khách sạn đang tăng trưởng mạnh mẽ ở những trung tâm du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam. Số lượng khách
sạn ở Quảng Ninh cũng tăng đột biến sau khi vịnh Hạ Long được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Số lượng nhà hàng cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Hệ thống các nhà hàng thường gắn liền với các khách sạn và tập trung tại các khu, điểm, trung tâm du lịch. Các nhà hàng thiết kế chuyên biệt theo phong cách riêng cũng ngày càng tăng.
Các công viên và khu vui chơi giải trí ngày càng tăng, tập trung tại các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn… Hệ thống sân gofl xuất hiện ngày càng nhiều, ví dụ: sân gofl Đồng Mô, Chí Linh, Tam Đảo…….
2.2. Tổng quan về thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản
2.2.1. Vài nét khái quát về đất nước Nhật Bản
Là cường quốc lớn nhất nhì trên thế giới, hiện nay Nhật Bản đang là thị trường hấp dẫn đối với các nước du lịch đang phát triển trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản là đất nước có diện tích: 377835km2 , dân số: 128.018.000 người năm 2008 (Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Y tế Nhật Bản) và. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP): năm 2007: 566,1 nghìn tỷ Yên (năm tài khoá 2008 của Nhật Bản kết thúc vào 31/3/2009).Thủ đô của Nhật Bản là Tokyo.
Là một quốc gia công nghiệp phát triển, Nhật Bản nổi tiếng với các tập đoàn khổng lồ về nền công nghiệp phát triển và nó đã trở thành huyền thoại; các nhãn hiệu như Sony, Mitsubishi, Honda, Sanyo là những từ cửa miệng đuợc người ta nói đến trên toàn thế giới. Nhật Bản đã dốc toàn bộ sức lực để cạnh tranh với các dân tộc khác và với toàn bộ thế giới để giành được vị trí số 1 và mục tiêu phấn đấu trở thành người giỏi nhất là điều duy nhất có ý nghĩa đối với con người Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia tiên tiến. Người Nhật không ngừng phấn đấu để trở nên hoàn hảo... Nguyên nhân thành công đó có một phần nằm trong tính cách của họ. Nhờ đó mà người Nhật mới có thể xây dựng lại Tokyo từ đống tro tàn của
Edo, sau trận động đất Kanto khủng khiếp; cũng như xây dựng lại 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki từ đống tro tàn mà 2 quả bom nguyên tử của Mỹ gây ra...
Con người Nhật Bản thích tìm kiếm cảm hứng tinh thần dựa vào thiên nhiên cũng như sự gắn bó của họ với các ngôi đền, miếu. Nền văn học và nghệ thuật Nhật Bản cũng cung cấp cho chúng ta nhiều manh mối về sự gắn bó sâu sắc của họ với các truyền thuyết.
Vị trí địa lý
Nước Nhật là một quần đảo nằm trên Thái Bình Dương, nằm ở phía Đông Bắc lục địa Châu Á, có chiều bắc nam 3.500km.
Lãnh thổ Nhật Bản gồm 4 hòn đảo lớn : Hôkaiđô, Hônsu, Kiuxiu, Xikôkư và khoảng 1000 hòn đảo nhỏ.Phía đông Nhật Bản giáp với Thái Bình Dương, phía tây giáp với biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ôkhốt. Tuy là một quần đảo nhưng Nhật Bản nằm gần các nước trong lục địa ( Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên).
Điều kiện tự nhiên
Nhật Bản có đường biển dài 29.750 km, bờ biển bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Nhật Bản nằm trên đường giao thông quốc tế cách Hoa Kỳ 9.000 km, các nước Tây Âu 20.000km (theo đường bờ biển).
Địa hình đồi núi chiếm hơn 80% diện tích của Nhật Bản. Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển chiếm 13% diện tích. Trong đó đồng bằng Kantô là lớn nhất, nằm trên đảo Hônsu. Núi ở Nhật Bản có độ cao trung bình, núi Phú Sỹ cao nhất (3.766 m). Nhật Bản nằm trên vùng không ổn định của vỏ trái đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng thần, động đất, núi lửa.
Sông của Nhật Bản là các sông nhỏ, ngắn, dốc, chủ yếu ở miền núi có giá trị thủy điện và tưới tiêu. Trữ lượng thủy điện khoảng 20 triệu KW. Các sông dài nhất là Sina(369Km), Isikaro(365km). (…)
Do nằm ở vĩ độ 31- 450B, biển Nhật Bản có hai dòng nước nóng lạnh (kirosivo) đi sát bờ biển, nên khí hậu của Nhật Bản mang tính gió mùa ẩm, gồm
các loại khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Lượng mưa cao, từ 1000-3000mm, nhiệt độ trung bình mùa đông tháng lạnh nhất là -100C ở miền bắc và 180C ở miền nam, còn mùa hè là 17-270C. Nhật Bản có nhiều bão vào tháng 8 và tháng 9, gây nhiều tổn thất cho đời sống và kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều nhất là than, song chất lượng thấp, có trữ lượng 21 tỉ tấn tập trung nhiều nhất trên đảo Hôkaiđô. Dầu lửa có trữ lượng nhỏ, nằm trên bờ biển tây bắc đảo Hônsu và Hôkaiđô. Các mỏ quặng sắt, phi kim loại có trữ lượng nhỏ. Ngành công nghiệp của Nhật phát triển chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập ngoại.
Do địa hình núi cao và sớm quan tâm đến bảo vệ rừng, nên hiện nay Nhật Bản là nước có diện tích rừng bao phủ lớn nhất các nước Châu Á, 64% diện tích tự nhiên của Nhật được bao phủ bởi rừng.