Chi BHTN giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 112 - 114)

Đơn vị tính:triệu đồng, người

Loại Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

STT trợ Số Số Số Số tiền Số Số tiền Số Số tiền Số Số tiền

cấp người tiền người người người người

TCTN 1 theo 36.996 439.439 355.691 1.075.301 583.645 2.314.686 523.965 3.549.338 785.789 4.317.799 tháng Hỗ trợ 2 học 52 202 489 629 2.259 2.156 7.793 4.430 10.845 11.546 nghề 3 Đóng 17.397 44.805 111.442 473.777 148.025 342.959 198.726 BHYT

Nguồn: BHXH Việt Nam

Số liệu trên cho thấy, chi TCTN theo tháng và chi trợ cấp một lần tăng nhanh cả về người hưởng và số tiền chi trợ cấp, trong khi đó số chi hỗ trợ học nghề còn thấp do ít người có nhu cầu học nghề. Thực tế này cho thấy, NLĐ có xu hướng thích lấy tiền trợ cấp BHTN hơn so với hỗ trợ học nghề để đảm bảo nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề này cũng đặt ra là cần phải xem xét tính hiệu quả của việc hỗ trợ học nghề trong chính sách BHTN, xem xét chất lượng đào tạo nghề cho NLĐ bị thất nghiệp.

Việc chi TCTN đã được thực hiện theo quy trình chuẩn từ khâu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp, xem xét và ban hành quyết định hưởng TCTN đến hỗ

trợ học nghề cho người thất nghiệp. Trong quá trình thực hiện chính sách BHTN BHXH các địa phương đã cố gắng thực hiện theo phương châm 3 đúng "đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn" trong chi trả TCTN.

Thủ tục chi đã được cải tiến theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc về tài chính, đảm bảo thuận lợi cho người thụ hưởng. Các địa phương đã đưa vào thực hiện hình thức chi trả TCTN qua tài khoản ATM để giảm bớt việc đi lại nhận TCTN của người hưởng. Đến hết năm 2014 số người nhận TCTN qua tài khoản thẻ đã chiếm trên 60% số người hưởng TCTN.

-Thực trạng xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đăng ký thất nghiệp

Mặc dù việc xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đăng ký thất nghiệp dã được các cấp, ngành quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hệ thống thông tin đăng ký thất nghiệp chung cho cả nước. Điều này dẫn đến việc quản lý người hưởng TCTN còn gặp rất nhiều khó khăn vì theo quy định của Nhà nước người hưởng TCTN có thể nhận trợ cấp ở nơi mà người hưởng yêu cầu.

*Thực trạng quản lý các quỹ

Quỹ BHTN là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHTN (NLĐ, người sử dụng lao động), nhà nước và các nguồn thu khác, sử dụng để bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người tham gia BHTN khi họ gặp phải những biến cố rủi ro mất việc làm, đồng thời trợ giúp họ học nghề và tìm việc làm mới nhằm ổn định đời sống cho họ, gia đình họ và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước. Theo quy định hiện hành thì chủ sử dụng lao động và NLĐ đều phải trích 1% tiền lương, tiền công để đóng vào quỹ BHTN. Quỹ BHTN là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện, cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Trong những năm qua, Quỹ BHTN được hạch toán độc lập, quản lý và đầu tư tăng trưởng theo đúng quy định của pháp luật, số thu hàng năm đều cao hơn nhiều lần số chi. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, kết dư quỹ BHTN ước tính đến cuối năm 2014 là 41.558 tỷ đồng, bảo đảm cân đối thu chi cho nhiều năm tiếp theo, bảng 3.12.

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w