Nâng ngạch công chức

Một phần của tài liệu 5 cong chuc, cong vu (Trang 64 - 66)

II. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

2. Những đổi mới quản lý công chức từ năm 2008 đến nay

2.4. Nâng ngạch công chức

Nâng ngạch là sự thăng tiến của công chức về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó, tạo cơ hội cho công chức có thể khẳng định năng lực và tài năng cá nhân, có thể đảm đương các vị trí việc làm đòi hỏi trình độ, năng lực cao hơn trong nền công vụ. Điểm mới của việc nâng ngạch công chức qua kỳ thi là thực hiện nguyên tắc cạnh tranh. Trước mắt, Chính phủ quy định việc thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh chỉ thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức. Theo nguyên tắc này, việc quy định thâm niên giữ ngạch và hệ số lương đang hưởng không còn là điều kiện hoặc tiêu chuẩn để đăng ký xét dự thi nâng ngạch. Trong kỳ thi, ai đạt được kết quả cao nhất sẽ được lựa chọn và bổ nhiệm vào ngạch chức danh công chức cao hơn. Trên cơ sở quy định của Luật cán bộ, công chức, từ năm 2012 đến nay, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ đã tổ chức thành công kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên lên ngạch chuyên viên chính và từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh. Trong những năm tiếp theo, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, tiếp đổi các kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên lên ngạch chuyên viên chính và từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh theo hướng ngày càng đơn giản, thuận lợi hơn cho cán bộ, công chức dự thi (thí dụ không tổ chức ôn thi tập trung; ra đề thi hoặc bộ câu hỏi thi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng), nhưng vẫn bảo đảm thực hiện nguyên tắc cạnh tranh và nguyên tắc thực tài của Luật cán bộ, công chức.

Để nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi nâng ngạch công chức, bảo đảm tính thống nhất, tính chuyên môn hóa trong việc tổ chức thi nâng ngạch công chức

trong hệ thống các cơ quan nhà nước, Điều 44 Luật Cán bộ, công chức đã quy định “kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch và đúng pháp luật” và Điều 46 Luật Cán bộ, công chức giao “Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức”. Như vậy, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, khi công chức thi nâng ngạch phải dựa trên cơ sở vị trí, cơ cấu công chức và tổ chức thi theo hướng cạnh tranh, lựa chọn được những người giỏi. Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức đã có nhiều điểm mới so với các quy định trước đây, cụ thể là:

Thứ nhất, về điều kiện mức lương khi đăng ký dự thi được sửa đổi. So với trước đây, hiện nay không quy định về mức lương hiện hưởng khi công chức đăng ký dự thi nâng ngạch.

Thứ hai, về căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi nâng ngạch công chức: Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định; nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong phạm vi cơ quan quản lý công chức (trong phạm vi từng bộ, từng ngành, từng địa phương).

Thứ ba, về phân công tổ chức thi nâng ngạch: Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức lên chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Đối với các kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên và tương đương do các Bộ, ngành, địa phương chủ trì, tổ chức, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng giám sát. Mặc dù Luật cán bộ, công chức giao Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì, tổ chức thi nâng ngạch công chức, nhưng trong thực tiễn, trường hợp các Bộ, ngành và địa phương có đề nghị và đủ điều kiện, khả năng tổ chức thi nâng ngạch, Bộ Nội vụ vẫn xem xét, ủy quyền và phối hợp để tổ chức các kỳ thi nâng ngạch và ngày càng đẩy mạnh hơn xu hướng này8.

Thứ tư, về cách tính điểm trong kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh cũng có thay đổi so với quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, cụ thể là: Trước đây theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong kỳ thi nâng ngạch công chức bao gồm 04 môn (Môn kiến thức

8.Trong năm 2016, Bộ Nội vụ đã ủy quyền tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên chính cho các địa phương, như:Quảng Ninh, Đắc Nông, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, TT - Huế, Phú Thọ, Quảng Ninh, Đắc Nông, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, TT - Huế, Phú Thọ, Lào Cai, Thái Bình, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Khánh Hòa. Riêng đối với thi nâng ngạch chuyên viên chính của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính năm 2016, Bộ Nội vụ đã phối hợp tổ chức theo đúng

chung; môn chuyên môn nghiệp vụ; môn ngoại ngữ và môn tin học). Công chức trúng tuyển kỳ thi là người dự thi đủ các môn và có điểm của mỗi môn từ 55 điểm trở lên. Hiện nay, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, công chức dự thi nâng ngạch phải thi 04 môn: Môn kiến thức chung; môn chuyên môn, nghiệp vụ; môn ngoại ngữ; môn tin học. Trong đó, 2 môn tin học và ngoại ngữ là các môn điều kiện, chỉ cần đạt từ 50 điểm theo thang điểm 100 là được. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh được xác định là người dự thi đủ các môn thi, có điểm của mỗi môn từ 50 điểm trở lên và có tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu nâng ngạch.

Thứ năm, về thẩm quyền bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch: Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch; Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương quyết định bổ nhiệm ngạch theo thẩm quyền. Việc xếp lương đối với công chức được bổ nhiệm vào ngạch mới sau khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu 5 cong chuc, cong vu (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w