Chế độ khen thưởng kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu 5 cong chuc, cong vu (Trang 68 - 70)

II. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr 175.

2.6. Chế độ khen thưởng kỷ luật công chức

Công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

Về việc kỷ luật công chức, có một số điểm mới cần chú ý:

Một là, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17-5-2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức chỉ áp dụng đối với công chức quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25-01-2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không áp dụng đối với công chức cấp xã (việc xử lý kỷ luật với những đối tượng này có văn bản riêng để phù hợp với tính chất, đặc điểm đặc thù của đội ngũ công chức cấp

xã).

Hai là, để bảo đảm tính thống nhất, tính liên thông với các quy định pháp luật khác có liên quan, Nghị định 34/2011/NĐ-CP đã bổ sung các hành vi bị xử lý kỷ luật liên quan đến vi phạm các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về bình đẳng giới; về phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma tuý. Đây là những lĩnh vực pháp luật mới xuất hiện trong những năm gần đây mà Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa kịp bao quát hết. Đối với các trường hợp chưa xử lý kỷ luật, để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới - một nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng pháp luật hiện nay - khoản 3 Điều 4 Nghị định 34/2011/NĐ-CP đã bổ sung quy định công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản và công chức đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cũng là trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật (Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức chỉ quy định đối với trường hợp cán bộ, công chức nữ “nghỉ thai sản”)

Ba là, phân nhóm đối tượng để xác định hình thức kỷ luật phù hợp. Trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP (nhất là những vướng mắc, bất cập) và quán triệt tinh thần của Luật cán bộ, công chức năm 2008, lần đầu tiên các quy định về hình thức kỷ luật đã được Nghị định 34/2011/NĐ-CP thiết kế theo hướng có những hình thức kỷ luật áp dụng riêng cho nhóm đối tượng là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhóm đối tượng là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo tinh thần đó, các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; buộc thôi việc. Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc (vì các hình thức giáng chức; cách chức chỉ có thể áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).

Bốn là, bỏ hình thức kỷ luật “hạ ngạch” và bổ sung hình thức kỷ luật “giáng chức”. “Giáng chức” nghĩa là hạ xuống chức vụ thấp hơn liền ngay sau chức vụ đang giữ trước khi bị xử lý kỷ luật. Ví dụ, công chức giữ chức vụ trưởng phòng nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật “giáng chức” thì bị giáng xuống chức vụ phó trưởng phòng. Trường hợp công chức không còn chức vụ lãnh đạo thấp hơn chức vụ đang giữ mà nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xem xét ở hình thức kỷ luật giáng chức thì giáng xuống không còn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ví dụ, công chức giữ chức vụ phó trưởng phòng nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật “giáng chức” mà không còn chức vụ nào thấp hơn thì bị giáng xuống không còn giữ chức vụ (lưu ý tránh nhầm lẫn giữa trường hợp giáng chức xuống đến không còn giữ chức vụ với hình thức kỷ luật cách chức).

Năm là, trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương thì khi áp dụng hình thức kỷ luật mới, người có thẩm quyền phải ra quyết định khôi phục lại bậc lương đã bị hạ theo quyết định kỷ luật đã ban hành trước đó.

Một phần của tài liệu 5 cong chuc, cong vu (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w