Quy định về thiết chế điều phối tự do di chuyển laođộng trong ASEAN

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 63 - 64)

6. Kết cấu của luận án

3.1.4. Quy định về thiết chế điều phối tự do di chuyển laođộng trong ASEAN

Trong các văn kiện pháp lý hiện hành của ASEAN không quy định thẩm quyền điều phối tự do di chuyển lao động cho một cơ quan chuyên biệt mà trao cho một số cơ quan, trong đó tập chung chủ yếu là các cơ quan phụ trách về thương mại dịch vụ ASEAN. Bởi vậy, đối với thiết chế pháp lý điều phối tự do di chuyển lao động trong ASEAN có thể được chia thành 02 nhóm bao gồm: Thiết chế điều phối chung và thiết chế điều phối chuyên ngành.

3.1.3.1. Thiết chế điều phối chung

Các thiết chế điều phối chung có thẩm quyền điều phối trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, trong đó có tự do di chuyển lao động bao gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN, Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN, các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng (Hội nghị Bộ trưởng Lao động, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục), Ban thư ký ASEAN.

Hội nghị Cấp cao ASEAN là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN, thành phần tham gia bao gồm những người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của các quốc gia thành viên họp 02 lần/năm, có thể họp bất thường khi cần thiết.149 Hội nghị Cấp cao ASEAN có thẩm quyền150 xem xét, đưa ra chỉ đạo về chính sách và các quyết định về các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, các vấn đề liên quan tới lợi ích của quốc gia thành viên và tất cả các vấn đề do Hội đồng Điều phối ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN và các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng đệ trình lên; chỉ đạo các Bộ trưởng liên quan thuộc từng Hội đồng Cộng đồng tiến hành các Hội nghị liên Bộ trưởng đặc biệt và giải quyết các vấn đề quan trọng của ASEAN có liên quan đến các Hội đồng cộng đồng… Liên quan đến tự do di chuyển lao động trong ASEAN, hàng loạt các văn kiện đã được thông qua tại các cuộc họp của Hội nghị Cấp cao ASEAN tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho hoạt động này trong AEC nói riêng, AC nói chung. Ví dụ tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003, Tuyên bố Bali II được thông qua trong đó khẳng định một trong các nội dung quan trọng của AEC là tạo thuận lợi cho việc di chuyển của doanh nhân, lao động có kỹ năng và nhân tài. Hoặc lần lượt tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 11 năm 2005, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 năm 2007, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 năm 2009, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 năm 2012, các MRA về dịch vụ chuyên môn được ký kết.

Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) là cơ quan mới được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN 2007 với thành phần bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, họp ít nhất 02 lần/năm. ACC thực hiện chứng năng điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN, phối hợp với các Hội đồng cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường sự nhất quán về chính sách, hiệu quả và hợp tác giữa các cơ quan này, phối hợp các báo cáo của các Hội đồng Cộng đồng ASEAN để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN, xem xét bảo cáo hàng năm của Tổng thư ký ASEAN về các hoạt động của ASEAN…151 Hỗ trợ ACC là các cơ quan như Hội nghị tham vấn chung (JCM), Uỷ ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (CPR). Uỷ ban điều phối kết nối ASEAN (ACCC) và Nhóm đặc trách sáng kiến hội nhập ASEAN.152

Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AECC) là một trong ba Hội đồng Cộng đồng ASEAN theo quy định của Hiến chương ASEAN năm 2007. Các quốc gia thành viên sẽ cử đại diện cấp Bộ trưởng của quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, thương mại tham dự các cuộc họp của AECC. AECC họp ít nhất 02 lần/năm, chức năng của cơ quan này là đảm bảo thực hiện các quyết định có liên quan của cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách và những vấn đề có liên quan đến các Hội đồng cộng đồng khác, đệ trình báo cáo và khuyến nghị về những vấn đề thuộc phạm vi phụ trách lên Hội nghị Cấp cao ASEAN.153 Theo AEC Blueprint 2025, AECC là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thực thi tổng thể các biện pháp chiến lược được ghi nhận trong Blueprint. Bên cạnh đó, AECC theo dõi việc thực hiện tất cả các biện pháp trong

149Điều 7 Hiến chương ASEAN năm 2007.

150

Tlđd.

151Điều 8 Hiến chương ASEAN năm 2007.

152

ASEAN Coordinating Council, https://asean.org/asean/asean-structure/asean-coordinating-council/, truy cập ngày 05/4/2020.

Blueprint, thiết lập các nhóm đặc trách/uỷ ban đặc biệt để hỗ trợ Hội đồng trong việc tạo thuận lợi cho các giải pháp liên

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 63 - 64)