Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận án ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 88 - 92)

Đặc điểm Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Độ tuổi chủ hộ ≤ 25 12 1,9 Từ 26 - 35 118 18,8 Từ 36 - 45 168 26,8 Từ 46 - 55 147 23,4 ≥ 55 177 28,2 2. Giới tính chủ hộ Nữ 132 21,2 Nam 490 78,8 3. Dân tộc Kinh 27 4,3 Thái 512 81,5 Mông 35 5,6 Dao 2 0,3 Khác 46 7,3

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Chủ hộ có độ tuổi trên 36 tuổi chiếm chủ yếu. Trong đó số lượng chủ hộ trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (28,2%) so với chủ hộ thuộc độ tuổi khác. Với độ tuổi lớn, chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là hoạt động nông nghiệp vốn là ngành có nhiều lao động tham gia nhất của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, chủ hộ lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới, hạn chế trong tiếp cận thị trường… Chủ hộ là nam chiếm phần lớn, với tỷ lệ 78,8% do nam giới thường là người chịu trách nhiệm về kinh tế và đưa ra các quyết định quan trọng trong sản xuất kinh doanh

của gia đình. Đứng dưới góc độ là giới, một nghiên cứu trước đây cho thấy, nhóm hộ với chủ hộ là nữ có tỷ lệ nghèo cao hơn đáng kể so với chủ hộ là nam. Điều này có thể là do cái nghèo của nhóm nữ làm chủ hộ thực sự do thiếu sức lao động, năng lực sản xuất dẫn đến cái nghèo của nhóm hộ này dai dẳng và bần cùng hơn (Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, 2013). Đối với một tỉnh vùng cao như tỉnh Điện Biên, các hoạt động sinh kế chủ yếu thường dựa vào nông nghiệp, sử dụng sức lao động của con người là chính là một khó khăn cho nhóm hộ có chủ hộ là nữ giới.

Trong 19 dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Thái chiếm đa số. Tại các địa bàn nghiên cứu, người Thái cũng chiếm phần lớn. Với nhiều dân tộc cư trú, mỗi dân tộc có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau, văn hóa Điện Biên là một bức tranh đa màu sắc. Đặc điểm này giúp tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa, thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến để trải nghiệm văn hóa. Tuy nhiên, với đặc điểm là vùng có đồng bào dân tộc sinh sống là chủ yếu, trình độ học vấn thấp cùng với tập quán di cư đã khiến cho một bộ phận hộ nông dân khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ như: điện, vệ sinh, nước sạch.

4.1.4.2. Sự tham gia của các hộ dân vào hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Điện Biên

Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên đã từng bước khai thác và phát huy thế mạnh của du lịch địa phương. Nhờ đó, ngành du lịch đã có những bước chuyển mình đáng khích lệ và dần trở thành ngành mũi nhọn. Với các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Điện Biên, ngành du lịch ngày càng phát triển đã giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Theo ước tính của Văn phòng Ủy ban tỉnh Điện Biên, năm 2018, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm cho 13.500 lao động trong đó có 5.500 lao động trực tiếp. Năm 2019, số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch có hơn 14.000 người, trong đó có 6.000 lao động trực tiếp (UBND tỉnh Điện Biên, 2018, 2020). Như vậy, ngành du lịch đang ngày càng thu hút lao động vào làm việc. Kết quả điều tra cũng cho thấy sự tham gia của các hộ gia đình vào các hoạt động trực tiếp và gián tiếp để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại tỉnh Điện Biên.

Hình 4.2. Tỷ lệ hộ có cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch tỉnh Điện Biên

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Kết quả điều tra cho thấy số lượng hộ nông dân có các hoạt động liên quan đến du lịch, bao gồm cả các hoạt động trực tiếp và gián tiếp nhằm phục vụ khách du lịch là 250 hộ, chiếm 40% tổng số hộ được phỏng vấn. Với tỷ lệ này, có thể thấy ngành du lịch đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người dân tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia vào ngành du lịch ở các địa phương là khác nhau. Trong đó, tỷ lệ hộ nông dân có hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong ngành du lịch tại huyện Điện Biên là 47,32%, cao hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé. Huyện Điện Biên là nơi tập trung nhiều nhất các điểm du lịch, bao gồm: các di tích lịch sử như quần thể di tích Điện Biên Phủ, các điểm du lịch sinh thái như hồ Pá Khoáng, động Pa Thơm, Suối nước nóng U Va,… Do đó, so với các địa phương khác của tỉnh Điện Biên, ngành du lịch của huyện Điện Biên có điều kiện để phát triển hơn và thu hút nhiều hộ nông dân tham gia kinh doanh hơn.

Ngành du lịch phát triển góp phần đa dạng hóa việc làm cho lao động trong các hộ nông dân. Để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch (DVDL) cho khách, các hộ nông dân tỉnh Điện Biên đã có những hoạt động sản xuất, kinh doanh rất đa dạng.

60% 40%

Hình 4.3. Tỷ lệ hộ cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch theo địa bàn

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Về mặt kinh tế, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi khách du lịch bắt đầu chuyến đi, họ sẽ sử dụng vô vàn các dịch vụ như: viễn thông, vận tải, tài chính, thương mại, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. 39,03% 47,32% 30,23% 60,97% 52,68% 69,77% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thành phố Điện Biên

Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé

Có Không

Một phần của tài liệu Luận án ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)