Bản đồ tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận án ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 59)

Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên (2020) Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17,7o

C - 27,2oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 16o

- 19oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (26oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.300 - 1.850mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng bình quân từ 159 – 203 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 1, 6, 7, 11, 12; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9 (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

Cùng với xu thế hội nhập và đổi mới nền kinh tế của toàn quốc, trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế riêng, tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo sự phát triển chung của toàn quốc.

Cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất của các ngành tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2019 được thể hiện qua bảng 3.1.

Tổng giá trị sản xuất tăng từ 15.551,5 tỷ đồng năm 2015 lên 19.468 tỷ đồng năm 2019 với tốc độ phát triển bình quân tương đối cao (119,86%). Trong đó:

- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 là 7.444,7 tỷ đồng tăng lên đạt 11.546,3 tỷ đồng năm 2019 (chiếm 59,31% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh năm 2019). Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2015 - 2019 là 124,54% cho thấy thương mại và dịch vụ là ngành chiếm cơ cấu chính trong nền kinh tế của tỉnh. Đồng thời phản ánh tiềm năng, lợi thế của tỉnh về phát triển du lịch, để phát huy được thế mạnh này bên cạnh tiếp tục triển khai các chủ trương chính sách, biện pháp phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ nói chung, du lịch nói riêng cần có những nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp khai thác các tiềm năng, thế mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự biến động tăng qua các năm (từ 18,93% tổng giá trị sản xuất tăng lên 19,5% năm 2017 và 19,01% năm 2019). Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ cho thấy Điện Biên không có lợi thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh Điện Biên đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông qua các giải pháp căn bản: tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho sản xuất công nghiệp, hiện đại và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có sự biến động giảm dần qua các năm (năm 2015 chiếm 21,43% tổng giá trị sản xuất giảm xuống 17,24% năm 2019), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 107,49%. Đây là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng lớn về điều kiện tự nhiên, dịch bệnh do vậy đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng áp dụng giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất và thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019 Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2015 2017 2019 So sánh Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2017/ 2015 2019/ 2017 BQC Tổng GTSX 13.551,5 100 16.394,3 100 19.468,0 100 120,98 118,75 19,86 1. GTSX Nông – Lâm – Thuỷ sản 2.904,4 21,43 3.078,6 18,78 3.355,9 17,24 106,00 109,01 7,49 2. GTSX CN, TTCN 2.564,7 18,93 3.139,8 19,15 3.701,6 19,01 122,42 117,89 20,14 3. GTSX Thương mại – Dịch vụ 7.444,7 54,94 9.451,4 57,65 11.546,3 59,31 126,95 122,16 24,54 4. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 637,7 4,71 724,5 4,42 864,2 4,44 113,61 119,28 16,41 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2019)

3.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội

- Giáo dục và Đào tạo

Là một tỉnh miền Núi, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp so với các địa phương trong cả nước. Tuy vậy, trong những năm vừa qua ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã được các cấp uỷ đảng và chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tính đến tháng 12 năm 2019, toàn tỉnh có 515 trường học (trong đó có 4 trường cao đẳng), 7.176 lớp học từ mầm non đến THPT, 11.978 giáo viên (trong đó có 394 giảng viên thuộc 4 trường cao đẳng), 197.626 HSSV (trong đó có 1.782 HSSV trung cấp, cao đẳng). Hệ thống cơ sở giáo dục đảm bảo giảng dạy văn hoá phổ thông cũng như đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho con em các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, 2019).

- Y tế

Toàn tỉnh hiện có 163 cơ sở y tế, 2.670 giường bệnh, nhân lực ngành y tế và ngành dược là 2.727 người, đảm bảo cho trên 90,5 xã, phường, thị trấn có bác sỹ. Cả năm 2019 tổng số lượt khám bệnh ước đạt 850.000 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt trên 111.000 lượt và trên 17.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh đạt 108%; ước tỷ lệ sinh 22,4‰, mức giảm tỷ lệ sinh 0,5‰; tỷ lệ các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số bà mẹ sinh con trong năm là 18,7%, giảm 0,37% so với cùng kỳ. Năm 2019, tỉnh Điện Biên có 693 bác sĩ, 768 y sĩ, 576 điều dưỡng, 266 hộ sinh, 144 kỹ thuật viên (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, 2019). Nguồn nhân lực và vật lực về y tế hiện còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn đòi hỏi phải có sự đầu tư hơn nữa để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN 3.2.1. Khung phân tích của luận án 3.2.1. Khung phân tích của luận án

Khung phân tích của luận án được xây dựng trên lý thuyết về khung sinh kế bền vững của DFID (1999) và phát triển du lịch. Trong khung phân tích có thể thấy các tác động một chiều, tác động qua lại giữa các yếu tố.

Hình 3.2. Khung phân tích của luận án

Nguồn: Vận dụng khung sinh kế bền vững của DFID (1999)

Phát triển du lịch đặt người dân trong bối cảnh (gây tổn thương). Trong đó, những cú sốc, xu hướng, tính mùa vụ có thể là: xung đột lợi ích giữa các nhóm hộ trong cùng cộng đồng do cùng chung hàng hóa, dịch vụ kinh doanh; giá cả tăng khi có sự xuất hiện của khách du lịch; hạn chế sử dụng đất hoặc khai thác các tài nguyên lâm sản, thủy sản; sự di chuyển của lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác, quỹ đất cho nông nghiệp hoặc nhà ở bị chuyển đổi sang phục vụ cho mục đích du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng; thất nghiệp, thất

Hoạt động sinh kế Kết quả sinh kế Phát triển du lịch - Tiềm năng phát triển du lịch. - Cơ sở vật chất phục vụ du lịch. - Kết quả hoạt động du lịch. - Chính sách phát triển du lịch.

- Sự tham gia của các hộ nông dân.

Các giải pháp:

- Giải pháp về chính sách

- Giải pháp về nguồn vốn sinh kế - Giải pháp đối với các nhóm hộ

thu trong các tháng ngoài mùa du lịch, v.v… Tất cả những yếu tố này tác động đến vốn sinh kế, các chiến lược và kết quả sinh kế.

Phát triển du lịch cũng kéo theo sự tham gia của các tổ chức tư nhân vào trong chuỗi cung ứng, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của tổ chức xã hội vào hoạt động hỗ trợ như: đào tạo, tập huấn, khuyến khích phụ nữ tham gia hoạt động du lịch,v.v…

Từ những ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên, các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân.

3.2.2. Cách tiếp cận của luận án

3.2.2.1. Tiếp cận khung sinh kế bền vững

Sinh kế của con người thường diễn ra trong bối cảnh bị tổn thương (như sốc về kinh tế, sức khỏe, thiên tai, sâu bệnh hại, xung đột; xu hướng biến đổi về dân số, tài nguyên, công nghệ, động thái của chính phủ; tính mùa vụ như biến đổi về giá cả, sản xuất, cơ hội việc làm). Ngày nay, tiếp cận sinh kế bền vững trở nên phổ biến và trở thành phương pháp luận cho các nghiên cứu liên quan đến sinh kế. Tiếp cận sinh kế bền vững là phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can thiệp phát triển dựa trên các cân nhắc/phân tích về các sinh sống của người nghèo, của các đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Khung sinh kế bền vững được phát triển bởi Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID). Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người và tác động qua lại giữa chúng.

Theo các tiếp cận sinh kế bền vững, luận án đặt các hộ nông dân vào trung tâm của sự phát triển. Sinh kế của các hộ nông dân liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế và các yếu tố bên ngoài. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên cần phải có cái nhìn toàn diện. Sự xuất hiện và phát triển của du lịch đặt các hộ nông dân trong bối cảnh (gây bất lợi) như hạn chế sử dụng đất, hạn chế khai thác lâm sản, phá vỡ hoạt động

thường nhật của cộng đồng,… Phát triển du lịch không chỉ ảnh hưởng tới kết quả sinh kế mà còn làm thay đổi tài sản sinh kế, các chiến lược sinh kế của hộ nông dân và thay đổi trong cơ cấu, thể chế.

3.2.2.2.Tiếp cận theo hệ sinh thái

Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý là một cách tiếp cận mới, thường được sử dụng trong quản lý cảnh quan đất liền và cảnh quan biển ở một bối cảnh rộng hơn. Các hệ sinh thái không phải biệt lập, chúng đan chéo, gắn kết và tương tác với nhau. Cách tiếp cận này đòi hỏi chúng ta công nhận rằng bất kỳ hệ sinh thái cụ thể nào cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hệ sinh thái xung quanh. Tiếp cận hệ sinh thái khuyến khích tầm nhìn rộng hơn, khai thác các mối liên kết (IUCN, 2008).

Với cách tiếp cận này, luận án nhìn nhận phát triển du lịch ảnh hưởng tới các nguồn vốn sinh kế không chỉ ở các khu du lịch mà còn ảnh hưởng tới các vùng xung quanh khu du lịch. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, đối tượng điều tra không chỉ dừng lại ở các hộ nông dân sinh sống trong khu du lịch mà còn bao gồm các hộ sinh sống ở các vùng liền kề.

3.2.2.3.Tiếp cận kết hợp trên xuống và dưới lên

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach - CBA)/hay dưới lên (bottom-up) là một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên tắc ―Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng‖ (CARE, 2009). Theo Angelika Kruger (2009), cách tiếp cận bottom – up hướng tới: i) Tăng cường sức mạnh và hiệu quả của đời sống cộng đồng và xây dựng vốn xã hội; ii) Tăng cường điều kiện địa phương, đặc biệt với những người trong tình huống bất lợi và vượt qua những sự loại trừ xã hội; iii) Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc ra quyết định công khai và đạt được sự kiểm soát dài hạn lớn hơn vượt qua những phong tục của họ. Cách tiếp cận này tập trung vào miêu tả và hiểu về tình thế địa phương, đánh giá nhu cầu và nhận diện vấn đề, thiết lập mạng lưới và quan hệ cộng tác để các thành viên cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho các hành động tập thể trong khi hoạt động và hành động địa phương trở thành tự điều hành và tự quản lý. Điểm quan trọng mấu chốt trong cách tiếp cận này là các thành viên của cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho sự phát

triển và/hoặc tập huấn cá nhân. Việc lập kế hoạch và ra quyết định rõ ràng và sự tham gia được mở rộng cho các thành viên trong cộng đồng, huy động tất cả các khu vực của cộng đồng. Nó là một cách tiếp cận tích cực và đang trở thành một xu hướng do bao hàm các cam kết về công bằng và sự tham gia đầy đủ, – nhận diện tuổi, giới, xu hướng tình dục, tôn giáo, văn hóa, khuyết tật, nghèo đói, dân tộc… tất cả các thành viên của cộng đồng có cơ hội để đóng góp cho thiết kế và cung cấp chính sách và dịch vụ.

Như vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân, với chủ thể là các hộ nông dân được đặt ở trung tâm thì không thể bỏ qua cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Sử dụng đồng thời cách tiếp cận này kết hợp với tiếp cận ―trên xuống‖ (top – down) thông qua việc nghiên cứu các chủ trương, đường lối chính sách của các cấp, các chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch hành động của các ngành, địa phương và gắn với tham vấn chính quyền các cấp thì các hoạt động đánh giá hiện trạng và phát triển sinh kế sẽ hệ thống và thống nhất.

Luận án sử dụng cách tiếp cận dưới lên thông qua việc phối hợp với người dân xem xét các thực trạng của du lịch tại địa phương, thực trạng sinh kế hộ nông dân, ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế của các hộ. Đồng thời với việc lấy ý kiến của người dân, luận án cũng kết hợp cách tiếp cận trên xuống thông qua việc nghiên cứu chủ trương, chính sách cấp trung ương và tham vấn chính quyền địa phương, từ đó đề xuất được các giải pháp sinh kế bền vững, thích ứng với sự phát triển của du lịch đang diễn ra tại tỉnh Điện Biên.

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Hoạt động du lịch có tính chất liên vùng. Tỉnh Điện Biên có các hình thức du lịch đa dạng: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Các điểm du lịch nằm rải rác trên toàn tỉnh, do đó điểm điều tra phải đại diện cho toàn tỉnh. Luận án lựa chọn điều tra tại 03 địa bàn: thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Mường Nhé, trong đó:

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (các di tích lịch sử chính gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sở chỉ huy Chiến dịch (nơi ở và làm việc của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp trong quá trình chỉ huy chiến dịch), Đồi A1, Hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri; các công trình văn hoá (Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Điện Biên Phủ); các tiềm năng tự nhiên (Rừng nguyên sinh Mường

Một phần của tài liệu Luận án ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)