Mức vay vốn trung bình của các hộ dân

Một phần của tài liệu Luận án ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 117 - 118)

Mức vay trung bình Hộ KDDL Hộ không KDDL Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Không vay 97 38,80 119 31,99 < 30 triệu đồng 60 24,00 95 25,54 30 - 50 triệu đồng 70 28,00 136 36,56 50 - 100 triệu đồng 4 1,60 7 1,88 ≥ 100 triệu đồng 19 7,60 15 4,03 Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Có thể thấy, hầu hết các hộ đi vay vốn để sản xuất chỉ tiếp cận được ở mức vốn dưới 30 triệu và từ 30 - 50 triệu đồng. Tỷ lệ hộ vay trên 100 triệu ở các hộ kinh doanh du lịch cao hơn các hộ không kinh doanh du lịch. Nhưng nhìn chung số lượng hộ vay được mức 50 - 100 triệu và trên 100 triệu rất ít. Mặc dù tỷ lệ tiếp cận được các nguồn vốn vay khá cao nhưng mức vay thấp là trở ngại cho các hộ khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào công nghệ mới. Đây cũng là khó khăn chung của các hộ nông dân khi muốn vay vốn để sản xuất do thiếu các điều kiện đáp ứng để vay vốn của các ngân hàng. Do đó, để thúc đẩy sản xuất, Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Tiết kiệm là một yếu tố trong nguồn vốn tài chính của nông hộ. Kiểm định về mối quan hệ giữa 2 biến: loại hộ và tiết kiệm của hộ nhận thấy, giữa hai biến này có mối liên hệ với nhau. So sánh tỷ lệ hộ nông dân có tiền tiết kiệm thấy rằng, tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch có tiền tiết kiệm cao hơn hộ không kinh doanh du lịch. Như vậy, bằng các hoạt động du lịch, nhiều hộ nông dân đã gia tăng thu nhập, từ đó tăng vốn tài chính thông qua tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Luận án ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)