* Phát hiện lợn động dục
- Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng nhốt lợn nái thì lợn nái có biểu hiện tai vểnh lên, đuôi cong và đứng ì lại.
50
- Lúc đầu lợn động dục có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, dễ quan sát nhất vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.
- Cơ quan sinh dục: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
+ Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và xác định thời gian dẫn tinh thích hợp.
+ Bước 2: chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh đã được vô trùng.
+ Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn tinh.
Đối với lợn nái nội 30ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 0,5 - 1,0 tỷ. Đối với lợn nái lai 60ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,0 - 1,5 tỷ. Đối với lợn nái ngoại 90ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,5 - 2,0 tỷ. Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.
+ Bước 4: dẫn tinh.
Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài và vùng cơ quan sinh dục ngoài của con cái bằng bông thấm nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Kích thích và giữ lợn nái đứng yên bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú, bàn chân đè nhẹ lên lưng.
Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.
Người dẫn tinh dùng ngón cái và ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra nhẹ nhàng đưa đầu dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ và hơi chếch lên một góc 35 - 450. Khi kịch thì lắp túi tinh vào đầu dẫn tinh quản cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo túi tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại 1 - 2 tiếng. Rút nhẹ dẫn tinh quản ra khỏi bộ phận sinh dục cái phải từ từ sao cho phàn dẫn tinh quản luôn cao hơn âm hộ của lợn.
+ Bước 5: vệ sinh dụng cụ.
+ Bước 6: kiểm tra kết quả thụ thai.
Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái.Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày, kiểm tra kết quả thụ thai để phát
hiện những lợn cái động dục lại (không thụ thai) để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.
* Mài nanh
Mài nanh cho lợn con ở cơ sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 2 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh.
Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
* Cắt đuôi
Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.
* Nhỏ vắc xin cầu trùng (Baycox 5%)
Khi lợn con được 2 - 3 ngày tuổi, tiến hành nhỏ cầu trùng, liều dùng mỗi con 1ml/ lần tương đương với 1 lần uống. Thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh, cắt đuôi.
* Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh:
Tiêm cho lợn con khi đủ 2 - 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng, mài nanh và cắt đuôi.
* Thiến lợn đực
Lợn đực được thiến từ 4 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).
Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh và thuốc kháng sinh.
52
Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài hoặc đứng thao tác. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số công tác khác
TT Nội dung
1 Phối giống cho lợn nái
2 Chuyển nái cai sữa sang chuồng lợn
nái mang thai
3 Thiến lợn đực
4 Mài nanh, cắt đuôi
5 Tiêm Fe - Dextran - B12
Kết quả bảng 4.11. cho thấy: Trải qua quá trình thực tập, em đã có cơ hội học hỏi rất nhiều. Cụ thể, em đã thực hiện 156 lần phối giống cho lợn nái, chuyển lợn nái cai sữa 193 con sang chuồng lợn nái mang thai, thiến 135 con lợn, mài nanh và cắt đuôi cho 402 lợn con, tiêm Fe - Dextran - B12 cho 402 lợn con. Qua đó, em thấy tự tin và vững vàng hơn, chuyên môn cũng như tay nghề được nâng cao, đây là những kinh nghiệm cơ sở và rất hữu ích cho công việc sau này của em.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại với chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, em xin đưa ra một số kết luận như sau:
- Cơ cấu đàn lợn tính đến tháng 12/2020 tại trại có số nái sinh sản là 640 con, lợn đực giống 7 con; lợn hậu bị 140 con.
- Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng 112 lợn hậu bị, 438 nái bầu, 32 lợn nái đẻ, 402 lợn con theo mẹ và 392 lợn con sau cai sữa.
- Lợn nái của trại đẻ bình thường chiếm tỷ lệ là 96,87%, đẻ khó can thiệp chiếm tỷ lệ 3,12%.
- Các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ: Số lợn con sơn sinh là 402 con; số lợn con sống đến cai sữa 392 con. Với số con trung bình/lứa là 12,56 con và tỷ lệ lợn nuôi sống đến cai sữa là 97,51%.
- Thực hiện 152 lần công tác vệ sinh chuồng trại hàng ngày, 83 lần phun sát trùng trong chuồng, 152 lần quét trong chuồng, 80 lần rắc vôi đường đi trong
chuồng, 18 lần quét và rắc vôi quanh chuồng.
- Công tác tiêm phòng vắc xin tại trại đạt an toàn 100%.
- Tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái: mắc bệnh viêm tử cung là 3 nái (chiếm 9,37%), nái bị viêm vú là 1con (chiếm 3,12%), nái bị viêm khớp là 1 con( chiếm 3,12%), với kết quả điều trị bệnh các bệnh này đạt từ 66,66 - 100%.
- Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con: hội chứng tiêu chảy 34 con ( chiếm 8,45% ), hội chứng hô hấp 21 con( chiếm 5,22%). Hiệu quả điều trị các bệnh đều đạt kết quả cao từ 85,29 - 91,17%.
- Thực hiện phối giống cho 156 lợn nái, đỡ đẻ 32 lợn nái, thiến 135 con lợn đực, tiêm Fe - Dextran - B12 402 con, mài nanh, cắt đuôi 402 con.
54
5.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trại, em có một số đề nghị sau:
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh về sinh sản nói riêng và các bệnh nói chung.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.
- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Hướng dẫn và kiểm tra công việc của công nhân để kịp thời điều chỉnh, vì đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào công tác chăn nuôi, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.
- Về phía Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục tạo điều kiện cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.
1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.
2. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội.
4. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây hội chứng tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
9. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp.
10. Lê Thị Hoài (2008), Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli, C. Perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại
tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
11. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
12. Đỗ Duy Hùng (2011), “Bệnh viêm vú ở lợn nái”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003),
Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hằng (2018), Thực trạng chăn nuôi, sự lưu hành virus PED và yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi tại huyện Sóc Sơn, Hội Thú y Việt Nam.
15. Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Lã Thị Thanh Huyền, Phan Thị Tường Vi, Đoàn Phương Thúy (2019), “Xác định lượng thô xơ thích hợp trong khẩu phần lợn nái mang thai giống ông bà Landrace và Yorshire”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 98, tr. 63 - 69
16. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, tập II, tr.44 -52. 17. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn
và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng.
19. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
22. Lê Văn Năm (2013), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt
trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
26. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”,
Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.
27. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43.
28. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động, Xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Đức Thủy (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi ở huyện Đầm Hà và Hải Hà – tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
30. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Nguyễn Ngọc Thanh Yên, Nguyễn Hữu Tỉnh, Trần Văn Hào (2018), “Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở đàn lợn Landrace và Yorkshire nhập từ Đan Mạch”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 229, tr.34-39.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
32. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), tr. 491. 33. Nagy B., Fekete PZS (2005), “Enterotoxigenic Escherichia coli inveterinary
medicine”, Int J Med Microbiol, pp. 295, pp. 443 - 454.
34. Heber L., Cornelia P., Loan P. E., Ioana B., Diana M., Ovidiu S., Sandel P. (2010), “Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows”, Scientific
Papers: Animal Science and Biotechnologies, 43 (2).
35. Maes D., Papadopoulos G., Cools A., Janssens G. P. J. (2010), “Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors”, Tierarztl Prax, 38 (Suppl 1), pp. S15-S20.
36. Waller C. M., Bilkei G., Cameron R. D. A. (2002), “Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval discharge and weaning to mating interval on sows’reproductive performance”, Australian Veterinary Journal, 80, pp. 545-549.
III. Tài liệu internet
37. Arut Kidcha - orrapin (2006), MMA at farrowing: Guidelines for monitoring and preventio n, <http://www.better pharma.com>.
38. Martineau G.P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows, <http://www.merck mauals.com>.
Hình 1: Quét dọn vệ sinh chuồng nuôi Hình 2: Phun thuốc sát trùng chuồng lợn đẻ
Hình 3: Cọ rửa chuồng lợn đẻ Hình 4: Quét vôi chuồng lợn nái hậu bị
Hình 5: Đổ cám cho lợn hậu bị ăn Hình 6: Ép lợn đực kiểm tra lợn hậu bị động dục
Hình 7: Phối giống cho lợn nái