Kĩ năng khai thác thông tin trên mạng internet

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT (Trang 38 - 44)

3. Hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin

3.6 Kĩ năng khai thác thông tin trên mạng internet

3.6.1. Khái quát

Ngày nay, mặc dù khả năng sử dụng mạng internet đã trở thành hiện thực từ gần mười năm nay ở nước ta nhưng đến nay không phải tất cả mọi người đều thông thạo việc khai thác khả năng đó để chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng. Một số người chưa quen tiếp cận internet có thể e ngại tìm kiếm thông tin trên mạng vì hai câu hỏi:

Thứ nhất, liệu có thể tiếp cận thông tin bằng các tài liệu tiếng Việt hay

không hay hầu hết các tài liệu hiện nay đều bằng tiếng nước ngoài trong khi lại chưa quen sử dụng

Thứ hai, làm thế nào để có thể tìm kiếm tài liệu, thông tin về một vấn đề nhất định mà không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức

Sự e dè đó đã hạn chế rất nhiều người trong chúng ta khi cần tìm hiểu một vấn đề đặt ra trong công việc và trong cuộc sống. Việc thiếu thông tin có thể dẫn tới những quyết định thiếu chính xác và hành vi chưa đúng, đặc biệt đối với những lĩnh vực quan trọng trong xã hội như doanh nghiệp, cán bộ nhà nước, giáo dục đào tạo…, đặc biệt là khi chúng ta lại là người đảm nhận vai trò truyền thụ tri thức cho học sinh, sinh viên

3.6.2. Kĩ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên internet

3.6.2.1. Cách thức khai thác và tìm kiếm thông tin trên internet

a. Xác định mục đích khai thác thông tin

Thông tin trên internet là một kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn với vô số chủ đề, lĩnh vực. Do vậy, việc đầu tiên trước khi tiến hành khai thác thông tin

là phải xác định thật rõ mục đích tìm kiếm hoặc cấn nghiên cứu, tìm hiểu. Mục đích đó được thể hiện qua một nội dung, một chủ đề hoặc một khía cạnh của chủ đề quan tâm, do đó cần có ý kiến cụ thể về loại tài liệu mong muốn được thu thập.

Trước khi bắt đầu dùng internet tìm kiếm chúng ta cần:

- Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng hoặc những mục quan trọng bởi kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự lựa chọn. Bằng cách thu hẹp chủ đề chúng ta có thể khai thác và tìm kiếm thông tin theo chiều sâu, sát với chủ đề mong muốn.

- Tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trong các thư viện - Liệt kê các trang web nổi tiếng, có đánh giá, chọn lọc

- Ghi vào sổ tay các địa chỉ trang web chuyên về chủ đề đang cần nghiên cứu - Ghi nhớ những từ khoá hay chủ đề quan trọng để sử dụng nó trên công cụ tìm kiếm

b. Xác định phạm vi tìm kiếm và lựa chọn công cụ phù hợp

Sau khi đã xác định được mục đích và thu hẹp được chủ đề cần thiết , chúng ta phải giới hạn được phạm vi tìm kiếm là thông tin dạng trang web hay thông tin hình ảnh, video, phim, thông tin về lĩnh vực nào, tự nhiên hay kinh tế, xã hội, thị trường…

Sự ra đời của các công cụ dò tìm là rất hữu ích cho người sử dụng internet, để tìm mọi thứ mà các trang web đưa lên hoặc tự nó tìm đến. Bạn nên sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau, mỗi công cụ có một dữ liệu khác nhau về danh sách các trang web. Kết quả tìm kiếm có thể được nhiều hoặc ít ở các trang khác nhau, do vậy cùng một vấn đề phải tìm ở nhiều trang mới có hiệu quả

c. Thực hiện tìm kiếm và tinh chỉnh việc tìm kiếm Chúng ta cần thực hiện các bước sau:

- Kết nối với công cụ tìm kiếm Search tool hoặc search engine

- Đưa yêu cầu tìm kiếm vào khung cửa số của công cụ tìm kiếm, sau đó bấm chuột vào lệnh Search, công cụ tìm kiếm sẽ nhanh chóng cung cấp cho chúng ta danh sách các kết quả tìm thấy. Mỗi kết quả là một đường link đến trang web có chưa từ khoá hoặc chủ đề đang cần tìm

+ Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm

+ Nếu có quá ít kết quả, xoá bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế

+ Nếu các trang kết quả tìm được chưa hữu ích, quay lại và dùng từ tìm kiếm khác

- Để dễ dàng hơn cho việc thao tác trên các tài liệu, chúng ta chuyển chúng từ dạng ban đầu sang dạng Word và lưu chúng lại trong một folder

- Nếu muốn tìm kiếm chi tiết hơn nữa, có thể sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao. Các kiểu tìm có thể dựa vào:

+ Kết hợp các từ khoá, bao gồm cả chuỗi các từ: and, not, or

+ Sử dụng ngôn ngữ để tìm kiếm, nếu chúng ta muốn tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì nên chuẩn bị sẵn bộ gõ như Vietkey hoặc unikey thì kết quả dò tìm sẽ chính xác hơn nhiều

- Xem thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới - Theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách:

+ Liệt kê các trang đã xem qua, thời gian xem

+ Xem các trang web với địa điểm và thời gian tìm thấy

- Sau khi đã tìm được các tài liệu đúng mục đích, chúng ta xác nhận kết quả d. Tải và lưu thông tin sau khi đã tìm được

Chúng ta nên xem lướt tất cả các tài liệu tìm được, chỉ giữ lại những tài liệu xét thấy là có ý nghĩa cho mục đích nghiên cứu của mình. Nếu yêu cầu thông tin chỉ là tìm lời giải đáp cho một câu hỏi cụ thể thì sau khi giải đáp xong công việc có thể coi là đã hoàn thành.

Việc phân loại các tài liệu tập hợp được sẽ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu

+ Nếu việc tìm tài liệu nhằm mục đích thu thập một tầm nhìn tổng quát về chủ đề quan tâm thì toàn bộ tài liệu có thể gộp lại trong một hồ sơ chung

+ Nếu việc tìm tài liệu nhằm mục đích đi sâu vào một số vấn đề hạn chế của chủ đề cần xem xét, thì có thể phân các tài liệu theo từng vấn đề trong những hồ sơ con của hồ sơ chúng ban đầu

+ Nếu tài liệu điện tử đã được chuyển sang dạng Word thì khi đọc lướt có thể đánh dấu các nội dung cần khai thác sau này bằng cách in nghiêng, tô đậm hoặc tô màu đoạn văn.

Có nhiều cách để tải và lưu thông tin

+ Nếu lưu văn bản: file- save as và chọn nơi lưu văn bản + Nếu lưu file: Nhấp chuột vào file cần tải sau đó lưu.

+ Ngoài ra có thể dùng những công cụ tải thông tin trên internet. e. Khai thác, sắp xếp thông tin

Nếu mục đích công việc là đạt được một tầm nhìn tổng quan của chủ đề nghiên cứu nhưng chưa có ý kiến định trước về kết cấu của bài tổng quan thì trong khi xem lướt, nên ghi nhận bằng một cụm từ mô tả từng nội dung thông tin cần khai thác và đánh dấu nội dung tương ứng trong tài liệu.. các cụm từ này sẽ lần lượt được sắp xếp vào những đề mục tạo ra theo một thứ tự logic và công việc xác định kết cấu của bài tổng quan sẽ được hoàn chỉnh dần trong quá trình khai thác thông tin

Nếu người tìm thông tin đã có ý kiến định trước về kết cấu của bài tổng quan hoặc mục đích của công việc là đi sâu nghiên cứu một số vấn đề của chủ đề đang xem xét thì chỉ nên chú ý đến những nội dung thông tin liên quan đến các đề mục hoặc các vấn đề được quan tâm

Sau khi xây dựng được kết cấu của bản báo cáo, có thể tiếp cân với các nội dung thông tin tương ứng; với kĩ thuật chép, dán các nội dung thông tin trên nền Word đã được định dạng chúng ta đã có được một tư liệu thuận tiện để xây dựng báo cáo về kết quả tìm kiếm và khai thác thông tin.

f. Xây dựng báo cáo về vấn đề nghiên cứu

Xây dựng báo cáo là bước cuối cùng của công việc tìm kiếm và khai thác thông tin. Báo cáo không cần quá dài dòng chi tiết nhưng phải rành mạch, chính xác về các nội dung thông tin đã thu thập và viện dẫn các tài liệu đã truy cập được

Trước hết cần phân tích các nội dung thông tin theo từng đề mục trên cơ sở các tư liệu đã tích luỹ được. Trong mỗi đề mục cần làm rõ những nội dung thông tin đã được tích luỹ, mọi nội dung thống nhất và bổ sung lẫn nhau hay vẫn còn có nội dung mâu thuẫn; cần xem xét đánh giá chất lượng của các thông tin, loại bỏ những thông tin không đáng tin cậy. Sau đó có thể tổng hợp các nội dung thông tin và đưa ra chính kiến của mình về các thông tin đã có

Đối với những vấn đề còn chưa rõ, chưa thể có kết luận vững chắc thì nên xác định những thông tin cần bổ sung và tìm cách đào sâu thêm vấn đề trước khi kết luận.

3.6.2.2. Khai thác thông tin từ internet trong dạy và học địa lí

Với nguồn thông tin vô cùng phong phú trên internet có thể được khai thác và sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung và trong dạy- học nói riêng.

Đối với bộ môn địa lí có nhiều đặc thù riêng là cần thường xuyên cập nhật thông tin, tin tức về các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội thì việc khai thác thông tin trên mạng là vô cùng cần thiết, giúp giáo viên và học sinh học môn địa lí có thêm nhiều hiểu biết và những biến động của các hiện tượng, các vấn đề của đất nước, châu lục và toàn thế giới.

Ngoài cách tiếp cận, tìm kiếm và khai thác thông tin nói chung như đã trình bày ở trên, có thể cung cấp thêm một số trang web được sử dụng rộng rãi trong dạy và học địa lí như sau:

- Bách khoa Wikipedia

- http: dayvahocdialy violet.vn

- Trung tâm địa lí ứng dụng trường ĐHSP Hà Nội: http:// cag.dhsphn.edu.vn - violet.vn

- Tổng cục thống kê: WWW.gso.gov.vn - Viện địa lí: WWW.vast.ac.vn

- Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia: http://www.nchmf.gov.vn

Trên đây là một vài hiểu biết sơ bộ về việc khai thác thông tin trên mạng internet nói chung và trong dạy học địa lí nói riêng.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, hãy nhận thức đầy đủ cơ hội và thử thách đặt ra cho chúng ta trong tiếp cận và khai thác những thông tin ấy một cách hiệu quả để internet thức sự trở thành phương tiên hữu ích giúp chúng ta trong công việc và đời sống hàng ngày đồng thời mở rộng tầm nhìn trong công cuộc hội nhập toàn cầu hoá của đất nước.

KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên.

Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong trường học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước cần phải tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet tạo được một môi trường ứng dụng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta.

Đất nước chúng ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Muốn đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đó, ngành GD& ĐT phải có những đổi mới căn bản và mạnh mẽ. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người GV nói chung (GV địa lý nói riêng) phải biết ứng dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật vào quá trình giảng dạy.

Chương trình và SGK mới đã được sử dụng đại trà trong cả nước vì vậy tìm ra những phương pháp giảng dạy kết hợp sử dụng phương tiện hiện đại là một việc làm cần thiết nhưng cũng không dễ dàng đối với giáo viên. Ứng dụng CNTT trong dạy học chắc chắn sẽ là xu thế phổ biến trong tương lai nhưng muốn đạt hiệu quả cần có sự quan tâm đồng bộ và liên tục của các cấp giáo dục. cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học môn địa lý. Mỗi trường cần ít nhất một phòng máy được trang bị máy tính, máy chiếu, ti vi……

Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục, trung tâm sản xuất thiết bị dạy học …cần nghiên cứu xây dựng các phần mềm phục vụ giảng dạy ở trường phổ thông.

Các trường Đại học Sư phạm cần quan tâm đến việc trang bị cho giáo sinh những kiến thức về CNTT nhiều hơn.

Ban giám hiệu các trường THPT cần tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học, sử dụng các phần mềm địa lý để giáo viên biết khai thác nhằm đổi mới phương pháp dạy học và công nghệ hóa quá trình dạy học.

Dạy học là một khoa học, hơn thế nữa là một nghệ thuật – nghệ thuật truyền đạt. Muốn hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình, xứng đáng với “nghề cao quý” mà xã hội đã tôn vinh, không có gì khác hơn là người thầy giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nghề nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học Địa lí phần đại cương. Nxb ĐHQG. H. 1998.

2. Đặng Văn Đức. Phương pháp luận và phương pháp dạy học Địa lí. H.2004

3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Nxb ĐHSP. H. 2004

4. Nguyễn Kỳ. Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nxb giáo dục. H. 1995.

5. Phan Đình Minh. Ứng dụng ICT vào giảng dạy phổ thông.Tạp chí thiết bị giáo dục, số 2 (07/2005)

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lí kinh tế - xã hội, H. 1984.

7. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP. H. 2003

8. Phạm Thị Sen và nnk. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Môn Địa lí 10. Nxb Hà Nội. H. 2006

9. Dương Tiến Sỹ. Phương hướng nâng cao ứng dụng CNTT vào dạy học. Tạp chí giáo dục 235 (04/2010).Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT. Nxb giáo dục. H. 2004

10. Phạm Đức Quang và nnk. CNTT và xu hướng ứng dụng trong dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông. Tạp chí dạy và học ngày nay. 10/2009.

11. Phần mềm PowerPoint 2003 và 2007. Violet 1.5 và 1.7. Ancata 2006 và 2008. Dbmap. Mapinfo 7.5 và 9.0

12. Bộ giáo dục và đào tạo. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT (Môn Địa lí). Nxb giáo dục. H. 2007.

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1 Đinh Thị Thảo THPT Xuân Hòa Giảng dạy môn Địa lí

2 Nguyễn Thị Thanh Hồng THPT Xuân Hòa Giảng dạy môn Địa lí 3 Tạ Thị Thanh Hà THPT Hai Bà Trưng Giảng dạy môn Địa lí 4 Nguyến Thị Út Huệ THPT Bến Tre Giảng dạy môn Địa lí

..., ngày...tháng...năm 2020

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu)

..., ngày...tháng...năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Xuân Hòa, ngày 10 /2/2020

Tác giả sáng kiến

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)