Kĩ năng sử dụng phần mềm mapinfo để biên vẽ các bản đồ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT (Trang 35 - 38)

3. Hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin

3.5. Kĩ năng sử dụng phần mềm mapinfo để biên vẽ các bản đồ

BẢN ĐỒ PHỤC VỤ DẠY HỌC

3.5.1. Xây dựng các bản đồ chuyên đề bằng phần mềm MapInfo

Mapinfo là công cụ rất dễ sử dụng để thành lập các bản đồ chuyên đề sử dụng trong việc giảng dạy địa lí KT-XH thế giới.

Muốn xây dựng bản đồ bằng phần mền MapInfo trước tiên chúng ta phải cài đặt chương trình Mapinfo vào máy tính.

3.5.2. Khởi động và thoát khỏi Mapinfo

Khởi động: Mở Menu Start Program Mapinfo Mapinfo profesional 7.5 nhấn đúp chuột vào biểu tượng Mapinfo trên màn hình.

Thoát khỏi: Mapinfo có thể thự hiện theo hai cách: Cách 1: Nhấn nút Close ở góc phải màn hình. Cách 2: Mở thực đơn File Exit.

3.5.3. Quản lý thông tin của Mapinfo

Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (Table) mỗi một Table là một tập hợp các File về thông tin về đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lí được tổ chức theo tập tin.Ví dụ: Một Table có tên “Công nghiệp Trung Quốc ” sẽ gồm:

- CongnghiepTrungQuoc.tab: File chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu. - CongnghiepTrungQuoc.dat: File chứa các thông tin nguyên thủy

- CongnghiepTrungQuoc.Map: File chứa các thông tin mô tả các đối tượng - CongnghiepTrungQuoc.id: File chứa các thông tin liên kết các đối tượng lại với nhau.

- CongnghiepTrungQuoc.md: File chứa các chỉ số đối tượng thông qua các thông tin của File này, chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin qua một số chỉ tiêu của File này,chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin qua một số chỉ tiêu cho trước bằng chức năng Find của Mapinfo.

- CongnghiepTrungQuoc.wor: File lưu trữ tổng hợp các table hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của MapInfo.

Lưu ý: Sao chép dữ liệu của MapInfo, không nên sử dụng cửa sổ

Explore.

3.5.4. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

Chúng ta thường xếp các đối tượng lần lượt như sau: Tính từ trên xuống dưới là lớp đối tượng dạng Text đến các lớp chứa các đối tượng dạng điểm,các lớp đối tượng dạng đường và các lớp chứa các đối tượng dạng vùng. Với cách tổ chức quản lí thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mền Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các bản đồ máy tính..Mỗi bản đồ thường được tổ chức như sau:

- Lớp thông tin chứa các dạng chữ (Text): thể hiện các đối tượng của bản đồ như: tên bản đồ,ghi chú, địa danh...

- Lớp thông tin chứa dạng điểm ( Point): thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lí như: tên bản đồ,ghi chú, địa danh...

- Lớp thông tin dạng đường (Line): thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo chiều và không có đường viền khép kín,ví dụ như; rang giới vùng, đường giao thông, các dòng sông...

- Lớp thông tin dạng vùng (Region): thể hiện các đối tượng địa lý có đường viền khép kín và bao phủ một vùng diện tích lãnh thổ nhất định như: các miền khí hậu, lưu vực các sông, các vùng nông nghiệp, các vùng địa hình...

3.5.5.Các phương pháp thể hiện bản đồ trong MapInfo

Đa số các bản đồ được dùng để giảng dạy địa lí KT-XH lớp 11 thí điểm là bản đồ chuyên đề. Ví dụ: bản đồ công nghiệp Trung Quốc, bản đồ nông nghiệp, bản đồ phân bố dân cư,bản đồ lưu vực sông Trung Quốc. Phần mền MapInfo cho phep sử dụng nhiều phương pháp thể hiệ các đối tượng địa lí trên bản đồ đảm bảo chính xác, trực quan, thẩm mĩ và tính khoa học.

Tạo bản đồ chuyên đề:

Vào Map Creat Thematic Map Màn hình hiện ra hộp thoại các phương pháp thể hiện nhấn chọn biểu tượng của phương pháp đó.

Các phương pháp thể hiện bản đồ chuyên đề:

- Ranges: Nền đồ giải (phương pháp Cartogram).

- Bar Charts: Biểu đồ hình cột (phương pháp Cargram). - Pie Charts: Biểu đồ hình tròn (Phương pháp Cartodiagram). - Graduated: Kí hiệu có trọng số (Phương pháp kí hiệu). - Dot Density: Mật độ điểm (Phương pháp chấm điểm). - Individual: Giá trị độc lập (Phương pháp nền chất lượng)

Quy trình tạo ra các bản đồ chuyên đề tương tự nhau. Sau đây là các bước xây dựng bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Ranger.

a. Tạo bản đồ bằng phương pháp Ranger

Vào Map Nhấn CreateThematiemap Chọn Ranger Next Xuất hiện hộp thoại: CreateThematiemap step 2 of 3, trong hộp thoại này ra xác định:

- Table: Tên lớp thông tin - Fileld: Tên trường dữ liệu

- Ignore zêonn on blanks: bỏ qua các bảng ghi trống

Next Xuất hiện hộp thoại: CreateThematiemap step 3 of 3. Hộp thoại cung cấp các nhóm chuyên đề sẽ tạo ra trong khung Preview. Trong hộp thoại này ra xác định:

- Ascendinh: Giá trị hiển thị từ nhỏ đến lớn - Descending: Giá trị hiển thị từ lớn đến nhỏ - Cancel: Thoát khỏi hộp thoại

- Help: Gọi trình trợ giúp của hệ thống - Back: Quay trở lại hộp thoại trước

- Ranges: Thay đổi các tham số của bản đồ

Nếu chọn Range mạn hình sẽ hiện ra hộp thoại Customire Ranges. Trong hộp thoại này có thể xác định:

* Method: Phương pháp tạo bản đồ chuyên đề. Gồm:

- Equal count: Tạo ra các nhóm đối tượng có số bản ghi như nhau.

- Natural break: Phân tích các khoảng dữ liệu chuyên đề dựa trên cơ sở tối thiểu hóa các hiệu số của các dữ liệu với các giá trị trung bình của chúng.

- Standard Deviation: Khoảng giữa được phân tích tại gía trị trung bình của các dữ liệu, khoảng trên và khoảng dưới được xác định bằng khoảng giữa cộng trừ giá trị sai lệch chuẩn.

- Quantile: Xác định sự phân bố của một biến dữ liệu. - Custom: Tự xác định các khoảng dữ liệu chuyên đề. * of Range: Nhập số lượng các khoảng dữ liệu.

* Round by: Chọn số chữ số làm tròn cho hệ thống dữ liệu. Styles: Chọn kiểu thể hiện các khoảng dữ liệu.

Legend: Hiệu chỉnh chú giải. Nếu chọn Legend màn hình sẽ hiện ra hộp thoại: Customize Legend:

+ Title: Biên tập lại tiêu đề ghi chú.

+ Title font: Chọn kiểu chữ cho tiêu đề chính. + Subtitle: Biên tập lại tiêu đề phụ.

+ Subtitle Font: Chọn kiểu chữ cho tiêu đề phụ.

+ Show legend for this layer: Chọn hiển thị ghi chú trong hộp thông tin. + Edit selected range here: Biên tập lại các khoảng giá trị dữ liệu.

+ Show this range: Chọn hiển thị hoặc không. nhấn Ok để thực hiện tiếp.

b. Tạo các biểu đồ:

Có thể dễ dàng xây dựng các biểu đồ (nội dung phụ của bản đồ) như biểu đồ tròn (Pie), miền (Area), ba chiều (3D), thanh ngang (Bar), cột (Column), đường (Line).

Các bước để xây dựng các biểu đồ tương tự nhau, sau đây là các bước vẽ biểu đồ cột:

Vào Window nhấn New Graph window V xuất hiện hộp thoại: Create Graph –Step 1 of 2 Chọn Column nhấn Next Xuất hiện hộp thoại: Create Graph-Step 2 of 2. Trong hộp thoại này cần xác định:

+ Table: Chọn tên lớp tạo biểu đồ.

+ Filds From table: Chọn các trường dữ liệu Add.

+ Label with colum: Chọn tên trường làm nhãn cho biểu đồ

Biên tập tiêu đề cho biểu đồ bằng cách:

Vào Graph Chọn Title Xuất hiện hộp thoại Title... - Title: Nhập tiêu đề chính của biểu đồ.

- Subtitle: Nhập tiêu phụ của biểu đồ. - Footnote: Chú thích của biểu đồ.

- Category title: Tên cột ngang. nhấn Ok để hoàn thiện.

Có thể thay đổi những nội dung đã vẽ bằng cách:

Vào Graph chọn General Option. Hộp thoại General Option xuất hiện. Trong hộp thoại này có thể:

- General: Thay đổi khung của biểu đồ. - Layout: Thay đổi hình thức thể hiện.

- Data Labels: Thay đổi cách thể hiện giá trị của biểu đồ. - Look: Thay đổi cách hiển thị của bảng chú giải.

- Display Status: Thay đổi chế độ hiển thị bảng chú giải, hiển thị giá trị của biểu đồ.

3.5.6. Các bước thành lập bản đồ bằng phần mềm MapInfo

Bước 1: Lập kế hoạch biên tập bản đồ: Chọn đề tài; Mục đích của đề tài,

Phạm vi lãnh thổ, Nội dung của bản đồ, Phương pháp thể hiện.

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu: Thu thập dữ liệu không gian (bản đồ,

ảnh hàng không,...); Thu thập dữ liệu thuộc tính (số liệu thống kê, văn bản,...); Lựa chọn lưới chiếu, cơ sở toán học.

Nhập giữ liệu:

- Nhập giữ liệu không gian:lựa chọn cách vào số liệu cho phù hợp với nguồn dữ liệu với 3 cách (số hóa, quét ảnh, véctơ hóa, vào số liệu các điểm đo)

- Nhập giữ liệu thuộc tính: Có nhiều công cụ và dữ liệu khác nhau nhưng phải xác định được loại nào thuận tiện để bước liên kết dữ liệu không gặp khó khăn và tốn thời gian

Bước 3: Liên kết dữ liệu và kiểm tra. Bước 4: Phân tích và xử lý:

+ Xác định nội dung cần phân tích và đưa lên bản đồ.

+ Xác định phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ. Xác định các bậc phân cấp thông qua giá trị.

Bước 5: Trình bày các kết quả.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)