Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học dự án bài chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918)” lịch sử 11 chương trình cơ bản (Trang 74 - 75)

- Phiếu đánh giá mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm: Phiếu này

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

Để thực hiện sáng kiến có hiệu quả cần có một số điều kiện:

- Phương tiện, trang thiết bị là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực. Đây là điều kiện cần, là cơ sở để thực hiện dạy học thành công. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cần một không gian rộng rãi, thoải mái, đủ ánh sáng, có ghế ngồi đối diện nhau để giáo viên và học sinh dễ dàng di chuyển; cần các phương tiện dạy học đầy đủ như máy tính, mạng internet, máy chiếu, tài liệu học tập, giấy viết, băng dán, bút dạ, bảng ghim …

- Giáo viên phải thường xuyên cập nhật và thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật dạy học hợp tác. Giáo viên phải là người không ngại khó, không ngại khổ, phải hòa đồng với lớp, đứng ra làm cố vấn, trọng tài, vô tư, công minh, làm chỗ dựa cho học sinh trong quá trình học tập hợp tác.

- Giáo viên phải thường xuyên trao đổi, chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp bởi sự khác nhau về trí tuệ, trình độ, cách thức tư duy, phong cách tác phong nhà giáo … Thông qua sự tác động qua lại mà giáo viên có thể gợi ý cho nhau, bổ sung lẫn nhau và chia sẻ những thành công, thất bại của mình để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo; nghĩa là trong tập thể giáo viên phải tạo dựng được môi trường hợp tác trước khi tạo môi trường hợp tác cho học sinh.

- Học sinh phải nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ, tích cực tham gia học tập hợp tác và có ý thức trong việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác.

- Cần được sự thống nhất, ủng hộ trong toàn trường từ việc thay đổi tư duy xóa bỏ quan hệ quyền uy, thứ bậc đến việc làm cụ thể nhằm xây dựng nên một môi trường lớp học; tạo sự cởi mở, thân thiện, giúp các em học sinh không ngại ngần trong chia sẻ hay tư vấn từ phía giáo viên.

Từ đó, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối với các cấp quản lí giáo dục:

Các cấp quản lí giáo dục cần tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề theo mô hình liên trường, cấp huyện, cấp tỉnh để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính...để giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả nhất.

Đối với giáo viên dạy lịch sử:

Cần phải tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu rõ các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy

học lịch sử. Từ đó biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử để phát triển năng lực cho các em, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng môn học lịch sử ở trường THCS.

Ngoài ra, giáo viên phải có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Giáo viên tích cực tìm đọc các tài liệu tham khảo, có sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn hiện nay: ô nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa...làm cho giờ học thêm hấp dẫn, sinh động hơn.

Đối với học sinh:

Cần chủ động hơn nữa trong học tập: chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức …

Ngoài ra, học sinh cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong việc học tập như sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học, thiết kế bài học bằng những hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho mình và cho các bạn xung quanh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học dự án bài chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918)” lịch sử 11 chương trình cơ bản (Trang 74 - 75)