Bài 14: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học 11, THPT (Trang 27 - 32)

I. Cải tiến một số thí nghiệm thực hành Sinh học 11

2. Một số ví dụ về TN theo SGK và phương án cải tiến thí nghiệm:

2.3. Bài 14: Phát hiện hô hấp ở thực vật

TN: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2

- HS biết cách tiến hành và thực hiện được TN thải CO2 ở thực vật. - Củng cố khắc sâu kiến thức về hô hấp ở thực vật.

2.3.2. Thực hiện thí nghiệm theo SGK

1. Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 – 6 HS) * Mẫu vật

- Hạt đậu xanh mới nhú mầm * Dụng cụ và hóa chất

- Bình thủy tinh có dung tích 1l - Nút cao su không khoan lỗ

- Nút cao su có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh - Ống thủy tinh hình chữ U

- Phễu thủy tinh - Ống nghiệm - Cốc có mỏ

- Nước bari [ Ba(OH)2 ] hay nước vôi trong [ Ca(OH)2 ] 2. Tiến hành thí nghiệm

* Bước 1: Chuẩn bị trước giờ lên lớp

Làm những công việc sau đây trước giờ lên lớp từ 1,5 – 2 giờ. - Cho các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh (1)

- Gắn chặt ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh vào nút cao su có khoan 2 lỗ (2)

- Nút chặt bình chứa hạt bằng nút cao su trên (3) * Bước 2: Tiến hành thí nghiệm trong giờ lên lớp - Cho nước vôi trong vào ống nghiệm (4)

- Cho đầu ngoài của ống chữ U vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong (5) - Rót nước qua phễu vào bình chứa hạt (6)

- Quan sát hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm - So sánh (8)

3. Kết quả và nhận xét

- Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình thủy tinh đã chứa hạt trước khi tiến hành thí nghiệm 1h.

- CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.

- Khi rót nước vào bình, nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 nên sẽ làm cho nước vôi trong ở ống nghiệm bị vẩn đục (Hình 2.9).

- Như vậy kết luận rằng quá trình hô hấp của hạt có thải CO2 - Thí nghiệm ít gặp khó khăn, dễ thực hiện và thành công.

2.3.3. Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm

- Không có phễu và ống chữ U

2.3.4. Xây dựng và thực hiện TN theo phương án cải tiến để khắc phục khó khăn của thí nghiệm

Phương án 1:

- Dụng cụ: Tự tạo ống chữ U bằng cách dùng 1 đoạn ống nhựa.

H. Dụng cụ thay thế ống chữ U

Phương án 2: Sử dụng thí nghiệm khác thay thế - Mẫu vật: 100 g hạt đậu mới nhú mầm.

- Dụng cụ và hóa chất:

o Hai bơm kim tiêm (xilanh) loại vừa hoặc lớn. o Ống nghiệm.

o Nước bari [ Ba(OH)2 ] hay nước vôi trong [ Ca(OH)2 ] - Tiến hành thí nghiệm:

o Lấy khoảng 100g hạt đậu xanh đã nảy mầm, chia làm 2 phần, lấy một phần đem luộc chín để nguội.

o Cho đậu vào Bơm kim tiêm 1: gồm hạt đậu đang nảy mầm, Bơm kim tiêm 2: gồm hạt đậu nảy mầm đã luộc chín. Lấy ống nhựa đậy chặt mũi kim tiêm ở mỗi bơm kim tiêm. Để hai bơm kim tiêm này trong tối. o Sau 10 giờ, lấy 2 ống nghiệm có chứa nước vôi trong, mở ống nhựa ở

đầu kim tiêm và đặt khớp với miệng ống nghiệm, đẩy mạnh pittông của ống tiêm, quan sát nước vôi trong ở mỗi ống nghiệm.

H. Bơm kim tiêm chứa hạt nảy mầm thay thế

2.3.5. Đánh giá hiệu quả của TN cải tiến

- Thực hiện TN theo phương án cải tiến chúng tôi thu được kết quả rõ ràng như TN SGK.

- TN dễ tiến hành hơn, không bị động khi thiếu ống chữ U.

- Thực hiện thí nghiệm theo phương án 2 chúng tôi nhận thấy cách tiến hành đơn giản, không phụ thuộc điều kiện, trang thiết bị của phòng thí nghiệm; đồng thời HS có thể tiến hành thực hiện ở nhà và báo cáo kết quả trên lớp học mà không phải xuống phòng thực hành.

- Hầu hết các HS đều thực hiện được TN, rèn luyện được sự sáng tạo, tích cực và chủ động của từng cá nhân HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học 11, THPT (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)