I. Cải tiến một số thí nghiệm thực hành Sinh học 11
2. Một số ví dụ về TN theo SGK và phương án cải tiến thí nghiệm:
2.4. Bài 25: Thực hành: Hướng động TN: Tính hướng trọng lực của cây
2.4.1. Mục tiêu TN
- Chứng minh được tính hướng trọng lực của cây: rễ hướng trọng lực dương, chóp rễ là bộ phận tiếp nhận kích thích từ trọng lực.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, bố trí TN cho HS.
2.4.2. Thực hiện thí nghiệm theo SGK
1. Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5-6 HS) * Mẫu vật
Hạt đậu xanh mới nhú mầm: 2 hạt * Dụng cụ và hóa chất
- Đĩa đáy sâu: 2 cái
- Chuông thủy tinh (hay nhựa) trong suốt: 1 cái
- Nút cao su (hoặc xốp, gỗ) có đường kính 5 – 6 cm, mềm: 1 cái - Ghim nhỏ: 2 cái
- Kéo (hoặc dao lam): 1 cái - Giấy lọc: 1 tờ
2. Tiến hành thí nghiệm - Ghim hạt đậu (1)
- Cắt bỏ đầu mút của rễ ở 1 hạt (2)
- Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, 2 đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa (4)
- Úp lên đĩa và nút cao su bằng chuông thủy tinh (5)
- Đặt đĩa trên vào trong buồng tối (6) 3. Kết quả và nhận xét
- Sau 1 – 2 ngày, rễ cây còn nguyên uốn cong xuống phía dưới, còn rễ cây đã bị cắt đỉnh rễ thì không uốn cong xuống dưới như rễ nguyên vẹn (Hình 2.17).
- Hiện tượng hướng trọng lực của rễ cây thể hiện rõ.
2.4.3. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm
- Nút cao su khó cắm, ghim nhỏ; đồng thời phải sử dụng đĩa có nước.
- Thao tác khi ghim xuyên hạt đậu sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.
2.4.4. Xây dựng và thực hiện TN theo phương án cải tiến để khắc phục khó khăn của thí nghiệm
- Thay nút cao su bằng mút cắm hoa vừa đảm bảo khả năng giữ và cung cấp độ ẩm, nước cho hạt mầm, vừa dễ ghim, cắm cố định hạt mầm.
- Ghim cắm nghiêng bên ngoài hạt đậu sao cho ghim giữ được đậu nằm trên nút cao su.
H. Mút cắm hoa H. Cắm cố định hạt mầm lên mút cắm hoa
2.4.5. Đánh giá hiệu quả TN cải tiến
- Thao tác thực hiện dễ dàng hơn.
- Thu được kết quả nhanh và rõ ràng hơn do ghim nghiêng bên ngoài hạt mầm không ảnh hưởng đến sức sống và sự phát triển của hạt mầm.