Vận dụng quy trình sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học ở THPT

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học 11, THPT (Trang 41 - 52)

II. Cải tiến cách sử dụng bài tập thí nghiệm một số thí nghiệm thực hành Sinh học

3. Vận dụng quy trình sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học ở THPT

Có thể sử dụng BTTN trong các khâu của quá trình dạy học theo quy trình ở hình 1(giai đoạn 2 của quy trình).

Sau đây là ví dụ về sử dụng BTTN trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.

Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, BTTN được dùng như là một bài tập tình huống, bài tập nhận thức, đặt ra vấn đề mà khi giải xong HS sẽ lĩnh hội được kiến thức mới và phát triển được các kĩ năng tư duy, kỹ năng thực nghiệm. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn HS phân tích kết quả, tìm ra mối quan hệ nhân quả bằng các câu hỏi định hướng.

Ví dụ 1: Sử dụng BTTN để dạy nội dung: Etylen - Hoocmôn ức chế sinh trưởng ở bài “Hoocmôn thực vật”- Sinh học 11.

- Bước 1: GV nêu mục tiêu về mặt kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được

GV có thể nêu mục tiêu dưới dạng câu hỏi như sau: Nếu quả đã già nhưng chưa chín, các em có thể làm quả chín nhanh nhờ giữ quả trong một túi giấy kín cho phép tích

tụ etylen. Vậy etylen được sản sinh ở những bộ phận nào của cây và có tác động sinh lý như thế nào? Tại sao etylen được xếp vào nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng? Chúng ta có thể tự thực hiện được những TN về etylen không?

- Bước 2: GV giới thiệu BTTN (thông qua phiếu học tập)

BTTN 1: Với các nguyên liệu và dụng cụ sau: 3 quả chuối chín, 6 quả chuối già còn xanh, 2 túi nilon và dây buộc, bạn Thủy đã bố trí TN như sau: cho 3 quả chuối xanh vào túi nilon rồi buộc chặt miệng túi; cho 3 quả chuối xanh và 3 quả chuối chín vào túi nilon rồi buộc chặt miệng túi (hình A). Sau 2 ngày được kết quả như ở hình B.

(A) Bắt đầu TN (B) Kết thúc TN (Sau 2 ngày)

Ví dụ 2: Sử dụng BTTN để khởi động khi dạy bài Sinh sản hữu tính ở thực vật. - Bước 1: GV nêu mục tiêu về mặt kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được

HS nhận thức được cây trồng bằng hạt là một hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật. Biết được ưu điểm, đặc trưng của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính; HS mong muốn được tìm hiểu cơ sở khoa học của sự đa dạng trong màu hoa ở thực vật trồng bằng hạt.

- Bước 2: GV giới thiệu BTTN

BTTN: Nhà bạn Lan trồng 2 chậu hoa của cùng 1 giống, một chậu A Lan trồng bằng hạt, một chậu B Lan trồng bằng cách giâm cành. Sau một thời gian hai chậu cây ra hoa. Theo em màu sắc hoa ở chậu A và chậu B có gì khác nhau? Vì sao?

H. Hoa trồng bằng giâm cành H. Hoa trồng bằng hạt

Ví dụ 3: Sử dụng BTTN để dạy bài 12, mục I- Khái quát về hô hấp ở thực vật - Bước 1: GV nêu mục tiêu về mặt kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được

Nhận biết được các biểu hiện hô hấp ở thực vật.

HS trình bày được ý nghĩa của hô hấp: giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp.

- Bước 2: GV giới thiệu BTTN

BTTN:Hãy bố trí và trình bày các TN nhằn phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật?

Chương III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của các phương án đã đề xuất.

II. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Thông qua phương pháp chọn các lớp thực nghiệm có trình độ tương đương để tiến hành dạy Tn và ĐC; áp dụng các cách đánh giá như nhau về kết quả học tập liệu, rồi dùng thống kê xử lý các số liệu (tính một số tham số đặc trưng) để rút ra kết luận về hiệu quả của việc dạy – học Sinh học 11 bằng các phương án cải tiến cách làm và cách sử dụng TN thực hành.

III. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi đã tiến hành dạy 03 bài thuộc phần Sinh học 11 bằng các thí nghiệm được thiết kế theo các phương án cải tiến.

Tiến hành đánh giá HS các lớp thực nghiệm qua 01 bài kiểm tra 15 phút và 2 bài thu hoạch sau thực hành của HS.

Bảng . Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm(TN) và lớp đối chứng(ĐC)

Lớp Số HS Điểm số x 10 9 8 7 6 5 4 3 TN 11 A2 42 100 % 0/40 0% 6/40 15% 8/40 20% 14/40 35% 7/40 17,5 % 5/40 12,25 % 0/40 0% 0/40 0%

ĐC 11A1 40 100 % 0/40 0% 4/40 10% 6/40 15% 10/40 25% 12/40 30 % 8/40 20% 0/40 0% 0/40 0% ĐC 11 A4 40 100 % 0/40 0% 1/40 2,5% 3/40 7,5% 6/40 15% 12/40 30% 12/40 30% 6/40 30% 0/40 0%

Qua thực nghiệm, tôi nhận thấy:

HS của lớp TN có khả năng hoàn thành tốt hơn các bài thực hành, thu được kết quả rõ ràng hơn; đồng thời khả năng nắm vững các thao tác thực hành, kiến thức lí thuyết được củng cố bền vững hơn; đồng thời mỗi HS có thể tự làm được các thí nghiệm thay thế khác nên Hs rất hứng thú với các giờ thực hành.

Trong các giờ HS lí thuyết trên lớp học nếu được giáo viên sử dụng BTTN để khởi động hoặc dạy kiến thức mới thì HS rất tập trung và sôi nổi xây dựng bài.

Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy phương án cải tiến các TN đã thành công và thu được các hiệu quả dạy học tốt hơn.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

1. Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của HS THPT là: tính chủ động, sáng tạo, tích cực, tự giác và tri giác có chủ định phát triển, năng lực quan sát được nâng cao. Trong dạy học, GV cần dạy cho HS cách quan sát có mục đích sẽ giúp HS chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn.

2. Mặc dù GV nhận thức đúng vai trò quan trọng của TN thực hành nhưng GV ít sử dụng và ít cải tiến TN thực hành trong quá trình giảng dạy. Một số ít GV sử dụng TN thực hành để củng cố, hoàn thiện kiến thức chưa sử

dụng để hình thành kiến thức mới hay kiểm tra đánh giá HS.

3. Xây dựng được qui trình cải tiến TN gồm 5 bước phù hợp với logic khoa học, áp dụng qui trình đó vào việc cải tiến 4 TN trong phần Sinh học 11trên các phương diện: mẫu vật, hoá chất, dụng cụ và các bước tiến hành TN.

4. Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng BTTN gồm 5 bước, áp dụng quy trình đó vào thiết kế được 7 BTTN và sử dụng 3 BTTN trong khâu khởi động và dạy bài mới để dạy học Sinh học 11.

5. Chứng minh được tính hiệu quả của các phương án Tn cải tiến thông qua đánh giá thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm cho phép áp dụng rộng rãi các phương án cải tiến cách làm và cách sử dụng TN vào dạy học SH 11 ở trường THPT.

II. Kiến nghị

1. Về phía giáo viên:

- Chúng tôi cũng mong muốn sẽ được tiếp tục hướng nghiên cứu của đề tài để thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống TN trong các bài thực hành thuộc chương trình SH THPT, tăng cường cải tiến các thí nghiệm thực hành và sử dụng rộng rãi, đa dạng hơn các BTTN trong dạy học.

2. Về phía HS:

- HS cần phải tích cực, chủ động hơn trong quá trình thực hành thí nghiệm. Cần phải rèn luyện, trau dồi thêm các kĩ năng quan sát, phán đoán, phân tích và hợp tác trong nhóm; tập làm quen dần với công tác nghiên cứu khoa học.

3. Về phía lãnh đạo Sở:

- Cần tăng cường thêm các buổi tập huấn cho GV về kĩ năng thiết kế và sử dụng các thí nghiệm thực hành, các dụng cụ chuyên dùng trong phòng thí nghiệm.

- Tập huấn và chỉ đạo để biên soạn thêm tài liệu hướng dẫn thực hành cho giáo viên.

- Kiểm tra, khảo sát thường xuyên cơ sở vật chất cũng như công tác sử dụng thiết bị thực hành của các trường THPT.

4. Về phía nhà trường:

- Cần tăng cường trang bị thiết bị thí nghiệm, cơ sở hạ tầng cho các trường phổ thông đặc biệt là phòng thí nghiệm, phòng bộ môn.

- Khuyến khích các giáo viên tự làm đồ dùng thực hành.

Đề tài của tôi đang ở giai đoạn thực nghiệm, với mong muốn có đổi mới hình thức, phương pháp dạy học thực hành thí nghiệm bộ môn Sinh học ở trường THPT, vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, lúng túng. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Hội đồng khoa học cấp ngành để hoàn thiện đề tài và có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thực hành môn Sinh học ở trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004-2007) môn Sinh học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh, 2010, Sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh, 2010, Sinh học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Phan Quốc (2007), Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh học 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

ĐỀ KIỂM TRA Chọn và điền đáp án đúng vào bảng

Câu 1: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. D. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng cao. Câu 2:Nhận định nào sau đây đúng?

A. Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin lớn cường độ thoát hơi nước qua khí khổng.

B. Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin yếu hơn cây trên đồi. C. Cây trên đồi có cường độ thoát hơi nước qua cutin lớn hơn cường độ thoát hơi

nước quá khí khổng.

D. Cây trên đồi có cường độ thoát hơi nước qua cutin nhỏ hơn cường độ thoát hơi nước quá khí khổng.

Câu 3: Thời gian chuyển màu của giấy tẩm coban clorua ở

A. mặt dưới lá chậm hơn mặt trên lá đối với cây trong vườn. B. mặt dưới lá nhanh hơn mặt trên lá đối với cây trên đồi. C. mặt dưới lá chậm hơn mặt trên lá đối với cây trên đồi

D. mặt trêncủa lá non chậm hơn mặt trên lá già của cùng một cây. Câu 4: Cây con mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng từ

A. hai hướng B. ba hướng C. một hướng D. nhiều hướng. Câu 5:Các kiểu hướng động dương ở rễ cây là

A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng. B. hướng đất, hướng hóa, hướng sáng. C. hướng đất, hướng hóa, hướng hóa. D. hướng nước, hướng hóa, hướng sáng

Câu 6: Có một HS tiến hành làm thí nghiệm về tính hướng động của thực vật. Hs này đã đặt cây theo kiểu nào thì cũng chỉ thấy ngọn cây hướng lên trời còn rễ quay xuống đất. Giải thích hiện tượng này là vì

A. rễ hướng đất dương, thân hướng đất âm. B. lực hút của trái đất.

C. rễ hướng đất âm, thân hướng đất dương.

D. do sự phân bố của các hoocmon không đều giữa thân và rễ. Câu 7:Để đảm bảo cân bằng nước đối với cây trồng cần chú ý

A. tưới nước đầy đủ, tiêu nước khi thừa một cách hợp lí. B. chọn đất phù hợp với cây trồng.

C. bón các loại phân vi lượng.

Câu 8:Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng?

A. H B. Ca C. N D. P

Câu 9:Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá. C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 10: Bộ phận tiếp nhận kích thích của trọng lực ở thực vật là

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học 11, THPT (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)