* Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1990-2005 diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng.
- Tốc độ tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa không đều nhau. Sản lượng lúa có tốc độ tăng nhanh nhất từ 1990 đến 2005 tăng 86,4%, rồi đến năng suất lúa 1990 đến 2005 tăng 53,8%, tăng chậm nhất và không đồng đều là diện tích từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,9%, từ năm 2000 đến năm 2005 giảm 5,6%.
* Giải thích:
- Diện tích tăng chậm và không đều. Giai đoạn đầu (1990-2000) tăng do mở rộng diện tích, phục hoá, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn sau (2000 -
100150 150 200 % Năm 1990 1995 1998 2005
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 1990- 2005
Chú thích: 1993 2000 108,5 109,4 118,8 111,9 116,0 129,8 121,8 124,5 151,6 169,2 133,3 121,3 153,8 186,4 126,9 Diện tích Năng suất Sản lượng lúa
2005) giảm. Nguyên nhân do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Năng suất lúa tăng do ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến trong thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là việc đưa các giống lúa có năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái.
- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất, một phần là do mở rộng diện, nhưng chủ yếu là do tăng năng suất và tăng vụ.
+) Biểu đồ kết hợp (Cột và đường)
* Thường dùng để thể hiện động lực phát triển (biểu đồ đường) và cả tương quan độ lớn (cột) giữa các đại lượng qua các thời điểm. Thường gặp ở biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa, chế độ mưa và lưu lượng dòng chảy…(các đối tượng có mối liên hệ với nhau)
- Biểu đồ cần có 2 trục đứng là Y và Y’ với 2 danh số (đơn vị) khác nhau. Cần ghi số liệu trên đỉnh cột và đỉnh đường (nếu khoảng cách không dày quá).
Bước 1: Xác định loại biểu đồ thích hợp để vẽ thông qua việc đọc và nghiên cứu kĩ
bài tập đã cho .
Bước 2: Sử dụng hệ trục toạ độ để thể hiện biểu đồ kết hợp .
- Loại biểu đồ này bao gồm hai đối tượng với hai đại lượng khác nhau nên cần phải có hai trục đứng với hai danh số khác nhau, chọn bậc thang giá trị trên hai trục sao cho phù hợp, đảm bảo biểu đồ dễ quan sát
- Các mốc thời gian trên trục ngang phải phân chia một cách tương ứng với tỉ lệ khoảng cách năm và luôn được tính theo chiều từ trái sang phải
Bước 3: Tiến hành vẽ biểu đồ :
- Lần lượt vẽ từng loại biẻu đồ, ghi số liệu cho cả 2 đối tượng trên đầu cột và ở đầu mút các đoạn thẳng của đường biểu diễn.
Lưu ý: Việc xác định toạ độ từng điểm của đường biểu diễn phải được thể hiện tại
điểm giữa của từng cột, sau đó tiến hành nối các điểm lại với nhau nhằm đảm bảo độ chính xác .
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ .
- Lập bảng chú giải (đường, cột ). - Ghi tên biểu đồ đầy đủ .
Bước 5 : Nhận xét, giải thích mối quan hệ giữa các đại lượng .
Bài tập vận dụng:
Vẽ biểu đồ biểu hiện sự tăng dân số và tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta từ năm 1954 đến 2003 theo bảng số liệu sau :
Năm 1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2003 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên(%) 1,1 3,9 2,9 3,3 3,0 2,5 2,1 1,43 1,43 Dân số (triệu người) 23,8 30,2 34,9 41,1 49,2 52,7 64,4 76,3 80,9 Bài giải a. Biểu đồ
b. Nhận xét
- Từ 1954 – 2003 dân số nước ta liên tục tăng, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta tăng nhanh từ 1954 đến 1960. Sau đó giảm từ 1960 – 1965 rồi lại tăng tù 1960 – 1970 và từ 1970 – 2003 thì liên tục giảm. Năm 2003 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,43%.
- Từ 1960 – 1989 nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số.
Kết luận :
Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh.