Xác định cơ cấu tiền lƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH việt nam knitwear (Trang 27 - 30)

6. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Xác định cơ cấu tiền lƣơng

Để quản lý tốt quỹ tiền lƣơng, ngƣời ta phải phân chia quỹ tiền lƣơng của doanh nghiệp thành các bộ phận khác nhau nhằm mục đích xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng quỹ lƣơng ở những bộ phận này từ đó tìm ra các biện pháp quản lý tiền lƣơng đƣợc tốt hơn.

Cơ cấu tiền lƣơng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác trả lƣơng và đƣợc thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

- Cơ cấu tiền lƣơng thể hiện quan điểm trả lƣơng của doanh nghiệp thông qua việc xác định các bộ phận cấu thành và tỷ trọng của từng bộ phận so với tổng số tiền lƣơng. Chẳng hạn, doanh nghiệp áp dụng cơ cấu tiền lƣơng gồm hai bộ phận lƣơng cứng, lƣơng mềm với tỷ lệ lớn nghiêng về lƣơng cứng thể hiện quan điểm tạo điều kiện đảm bảo thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, còn lƣơng mềm chỉ tăng thêm động lực khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động. Điều này thể hiện quan điểm nhân văn sâu sắc đó là coi trọng yếu tố con ngƣời. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ lớn nghiêng về lƣơng mềm, lƣơng cứng chỉ trả tƣợng trƣng theo quy định của pháp luật thì quan điểm của doanh nghiệp chỉ đơn thuần xem con ngƣời nhƣ một yếu tố của quá trình sản xuất.

- Cơ cấu tiền lƣơng hợp lý, thỏa đáng giúp doanh nghiệp có thể hoạch định các hình thức trả lƣơng một cách thuận lợi, đảm bảo tính công bằng, góp phần kích thích ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động, có ý thức cống hiến và gắn bó lâu dài với tổ chức, đồng thời góp phần ổn định tƣ tƣởng cho ngƣời lao động, làm cho họ yên tâm công tác, đảm bảo cho họ tái sản xuất mở rộng sức lao động cho bản thân và gia đình họ; đem lại sự thỏa mãn nhất định cho những nhu cầu vật chất, tinh thần của bản thân ngƣời lao động và gia đình họ trong hiện tại và trong tƣơng lai, trong điều kiện bình thƣờng và trong cả rủi ro của cuộc sống.

Các bộ phận của cơ cấu tiền lương

Có nhiều tiêu thức để phân loại tiền lƣơng thành các bộ phận khác nhahu. Chẳng hạn, theo sự phụ thuộc và kết quả kinh doanh có lƣơng cứng và lƣơng mềm, theo kỳ hạn trả lƣơng có lƣơng trả một lần và lƣơng trả nhiều lần... Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhằm phục vụ cho công tác quản trị

tiền lƣơng, quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả là căn cứ vào tính chất tiền lƣơng. Theo đó, cơ cấu quỹ tiền lƣơng bao gồm các khoản: tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp, tiền thƣởng. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích động viên ngƣời lao động hăng hái tích cực sáng tạo trong công việc và trung thành với doanh nghiệp.

Tiền lương cơ bản

Tiền lƣơng cơ bản là tiền lƣơng đƣợc xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về trình độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc.

Tiền lƣơng cơ bản thƣờng đƣợc tính dựa trên tiền lƣơng tối thiểu. Lƣơng cơ bản đƣợc sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, đƣợc xác định thông qua quy định về mức lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc.

Tiền lƣơng cơ bản là một yếu tố cấu thành tiền lƣơng, chiếm tỷ trọng chủ yếu so với các yếu tố khác và thƣờng đƣợc trả định kỳ dƣới dạng tiền lƣơng (theo tuần, theo tháng) hay dạng tiền công (theo giờ, theo sản phẩm), dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của ngƣời lao động.

Phụ cấp

Phụ cấp là phần tiền lƣơng trả thêm cho ngƣời lao động ngoài tiền lƣơng cơ bản, nó bù đắp thêm một phần cho ngƣời lao động khi phải làm việc trong một môi trƣờng không thuận lợi, không ổn định, môi trƣờng nguy hiểm độc hại. Hoặc phụ cấp thêm cho những ngƣời phải giữ thêm một trọng trách nào đó khiến trách nhiệm và hao phí sức lao động của họ nhiều hơn. Phụ cấp lƣơng là khoản tiền cố định tƣơng đối và chỉ một số trƣờng hợp đƣợc hƣởng.

Phụ cấp lƣơng có các loại nhƣ sau: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp ca đêm, phụ cấp độc hại, phụ cấp con nhỏ cho lao

động nữ... Phụ cấp lƣơng sẽ thay đổi khi ngƣời lao động thay đổi vị trí công tác, nơi công tác, điều kiện lao động... Phụ cấp lƣơng thƣờng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tiền lƣơng cơ bản.

Tiền thưởng

Tiền thƣởng là tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho ngƣời lao động ngoài tiền lƣơng, phụ cấp, nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động.

Tiền thƣởng có ý nghĩa rất quan trọng trong cơ cấu tiền lƣơng, nó là một loại vật chất kích thích sự phấn đấu trong công việc của ngƣời lao động.

Tiền thƣởng có thể đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và gắn với tiền lƣơng cơ bản, tiền thƣởng rất đa dạng, có thể là: thƣởng vận hành an toàn, thƣởng cho hiệu quả sản xuất kinh doanh, thƣởng tăng năng suất, thƣởng đi làm chuyên cần, thƣởng sáng kiến...

Có nhiều hình thức tính tiền thƣởng cho ngƣời lao động, nhƣng thƣờng dựa vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của ngƣời lao động hoặc vào sự nỗ lực hoàn thành vƣợt mức công việc đƣợc giao.

Tiền thƣởng thƣờng đƣợc biểu hiện bằng tiền, nhƣng trong một số trƣờng hợp, tiền thƣởng còn biểu hiện dƣới dạng vật chất nhƣ: chuyến du lịch, nghỉ phép,... và đƣợc gọi là phần thƣởng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH việt nam knitwear (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)