CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƢƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH việt nam knitwear (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƢƠNG

1.3.1. Các nhân tố thuộc về công ty

Chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp sẽ quyết định đến tiền lƣơng lao động và việc lựa chọn hình thức trả lƣơng của doanh nghiệp. Tùy theo quan điểm, triết lý cơ bản về yếu tố con ngƣời trong lao động sản xuất của công ty

sẽ ảnh hƣởng đến sự lựa chọn hình thức trả lƣơng cho phù hợp. Vì vậy có thể thúc đẩy nhân viên làm việc có năng suất hơn, cải tiến công tác, gia tăng năng suất và tỷ lệ số ngƣời chuyển việc sang các đơn vị khác sẽ thấp hơn.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô và trình độ tổ chức quản trị là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác trả lƣơng. Hiệu quả kinh doanh càng cao, quy mô càng lớn, trình độ tổ chức quản lý của công ty càng khoa học thì càng tạo điều kiện cho công ty trả lƣơng hợp lý, thỏa đáng, đảm bảo tính công bằng thúc đẩy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nữa.

1.3.2. Các nhân tố thuộc về tính chất công việc

Công việc là một nhân tố chính, ảnh hƣởng quyết định đến tiền lƣơng của ngƣời lao động, ảnh hƣởng nhất định đến cơ cấu tiền lƣơng và hình thức trả lƣơng. Công ty cần xem xét đặc trƣng, nội dung của công việc để đánh giá đúng nhất công việc theo: kỹ năng, trách nhiệm, sự cố gắng và điều kiện làm việc và tính chất của ngành dệt may.

- Kỹ năng bao gồm: độ phức tạp của công việc, yêu cầu kỹ năng lao động trí óc, lao động chân tay, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt mà công việc đòi hỏi, khả năng quản lý, khả năng hội nhập mà công việc đòi hỏi.

- Trách nhiệm bao quát các phạm vi nhƣ vật tƣ, tiền bạc, hồ sơ...

- Sự cố gắng bao gồm: Yêu cầu về thể lực và trí lực, sự căng thẳng của công việc, quan tâm đến những điều cụ thể, chi tiết, những mối quan tâm khác đƣợc yêu cầu khi thực hiện công việc.

- Điều kiện làm việc phản ánh môi trƣờng làm việc nhƣ tiếng ồn, ánh sáng, nồng độ bụi, tính nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời lao động.

1.3.3. Các nhân tố thuộc về ngƣời lao động

Bản thân ngƣời lao động là nhân tố tác động lớn đến việc trả lƣơng và mức tiền lƣơng nhƣ thế nào tùy thuộc vào:

- Mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động: Ngƣời lao động hoàn thành công việc một cách xuất sắc thƣờng đƣợc trả lƣơng rất cao, ngƣợc lại trả mức lƣơng thấp hơn với những ngƣời lao động làm việc kém hiệu quả hơn.

- Kinh nghiệm, thâm niên công tác của ngƣời lao động: Thƣờng đƣợc xem xét khi trả lƣơng bằng các hệ số phụ cấp thâm niên để ngƣời lao động yên tâm công tác khi tuổi cao.

- Tiền năng của ngƣời lao động: Cần xem xét khi định mức tiền lƣơng cho ngƣời lao động có tiềm năng và quan tâm đến tiềm năng đó. Ngƣời có tiềm năng thông thƣờng là những ngƣời trẻ tuổi, có thể họ chƣa có kinh nghiệm nhƣng họ có tiềm năng về tƣ duy logic trong công việc, điều này đặc biệt quan trọng để trở thành ngƣời quản lý giỏi trong tƣơng lai.

- Sự trung thành của ngƣời lao động: Là sự gắn bó làm việc lâu năm hơn những ngƣời khác trong đơn vị, nhất là trong những giai đoạn khó khăn của đơn vị, ngƣời lao động đã đồng cam cộng khổ, cố gắng vì một mục đích chung là cùng với đơn vị vƣợt qua giai đoạn khó khăn này để hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, cần xem xét để trả lƣơng thỏa đáng, thể hiện nét văn hóa nhân văn trong đơn vị.

1.3.4. Các nhân tố thuộc về môi trƣờng

Những nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến công tác trả lƣơng của doanh nghiệp bao gồm những nhân tố chủ yếu sau:

Thị trƣờng lao động: là nhân tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hƣởng đến số lƣợng tiền lƣơng mà ngƣời sử dụng lao động sẽ đƣa ra để thu hút và gìn giữ ngƣời lao động có trình độ. Sự thay đổi về cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hƣởng đến mức lƣơng của doanh nghiệp và do đó ảnh hƣởng đến công tác trả lƣơng của doanh nghiệp.

Theo vùng địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp đang kinh doanh: Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đến mức lƣơng trả cho ngƣời lao động phải phù hợp với mức chi phí sinh hoạt của từng vùng, từng địa phƣơng.

Theo luật pháp và các quy định của Nhà nƣớc: Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về các khoản tiền lƣơng, tiền công và phúc lợi trong Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.

Tình trạng của nền kinh tế: Tình trạng của nền kinh tế đang suy thoái hay tăng trƣởng sẽ là yếu tố để doanh nghiệp có khuynh hƣớng tăng lƣơng hay hạ thấp lƣơng ngƣời lao động. Bởi vì, trong điều kiện kinh tế tăng trƣởng thì việc làm đƣợc tạo ra, cầu về lao động tăng lên; còn trong điều kiện kinh tế suy thoái nguồn cung lao động lại tăng lên trong khi việc làm giảm xuống.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng thể hiện tại Hình 1.2.

Sơ đồ 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến trả lương

Tính chất công việc

- Kỹ năng - Sự cố gắng - Trách nhiệm - Điều kiện làm việc - Đặc điểm ngành dệt may

Bản thân ngƣời lao động

- Mức độ hoàn thành công việc

- Kinh nghiệm và thâm niên công tác - Tiềm năng - Mức độ trung thành Công tác trả lƣơng Đặc điểm công ty - Chính sách trả lƣơng của công ty

- Kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. - Quy mô, trình độ tổ chức

Môi trƣờng bên ngoài

- Thị trƣờng lao động - Tình trạng của nền kinh tế

- Theo vùng địa lý, văn hóa, tập quán

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAM KNITWEAR

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAM KNITWEAR

2.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển

Công ty TNHH Vietnam Knitwear là công ty 100% vốn nƣớc ngoài, là công ty con và chịu sự quản lý trực tiếp của tập đoàn South Ocean Knitters Ltd. - 168-236 Wu Chui Road, Tuen Mun, Hong Kong.

Các thông tin cơ bản về công ty:

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH VIỆT NAM KNITWEAR - Tên Tiếng Anh: VIETNAM KNITWEAR LIMITED

- Địa chỉ: Đƣờng số 3, Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

- Công ty đƣợc thành lập vào ngày 28/08/2002 theo Giấy phép đầu tƣ số 18/GP-KCN-DNg. Mã số thuế: 0400430945, cấp vào 04/10/2002.

- Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 21.662.000.000 VNĐ (Hai mƣơi mốt tỷ sáu trăm sáu mƣơi hai triệu) đồng Việt Nam, tƣơng đƣơng 1.400.000 USD (Một triệu bốn trăm ngàn) đô la Mỹ.

- Tổng diện tích đất toàn công ty là 20.000 m2. Diện tích chủ yếu đƣợc sử dụng để phục vụ sản xuất may mặc, kinh doanh.

- Ngành, nghề kinh doanh: Dệt may xuất khẩu. Chuyên sản xuất và gia công áo chui cổ, quần dệt kim, các bộ phận định hình và bán thành phẩm dệt kim.

- Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là chỉ, sợi và đƣợc nhập khẩu từ Hong Kong, Ma Cao, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

- Thị trƣờng tiêu thụ là: thị trƣờng Việt Nam: 20% tổng sản phẩm. Thị trƣờng nƣớc ngoài: 80% tổng sản phẩm. Sản phẩm của công ty có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu cho thị trƣờng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu với giá cả hợp lý.

Từ ngày thành lập đến hiện tại, công ty trải qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008: công ty thành lập, đi vào sản xuất và hoạt động bình thƣờng. Cơ sở ban đầu là một xƣởng với quy mô 50 máy dệt kim tự động và 350 công nhân.

- Giai đoạn 2009 - 2012: công ty tạm ngƣng hoạt động sản xuất.

- Tháng 04/2012: công ty hoạt động trở lại với ban đầu là hai bộ phận là Dệt và Ráp áo.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty TNHH Vietnam Knitwear là một đơn vị sản xuất công nghiệp xuất khẩu, thuộc ngành dệt may có quy mô hoạt động khá lớn. Để thực thi chức năng nhiệm vụ kinh doanh của mình, công ty luôn nghiên cứu tìm cách để không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty TNHH Vietnam Knitwear

BAN GIÁM ĐỐC Các bộ phận tham mƣu Xƣởng trƣởng Các bộ phận sản xuất Phòng Nhân sự Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Đơn hàng Phòng Kế toán Phòng IT Phò ng QC Phân xƣởng dệt may Phân xƣởng hoàn thành

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện tại theo mô hình trực tuyến chức năng với 03 cấp quản lý đó là: cấp Công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban chức năng giúp việc; Cấp Xí nghiệp, phân xƣởng và các trung tâm; cấp tổ đội là cấp tổ chức sản xuất với các chuyền dệt may trong các Xí nghiệp, Phân xƣởng.

Qua sơ đồ ta thấy, khối quản lý và phục vụ gồm Ban giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tạo thành một bộ phận (gọi là khối văn phòng) có đặc điểm chung là đƣợc trả lƣơng dƣới hình thức lƣơng thời gian. Còn khối sản xuất (Xí nghiệp may), tùy theo đặc điểm bộ phận sản xuất đƣợc trả lƣơng theo hình thức thời gian và theo hình thức sản phẩm trực tiếp dựa trên số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm do họ làm ra.

- Theo đó, Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trƣớc Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng ngày của Công ty theo nghị quyết, quyết định.

- Phó Tổng Giám đốc đƣợc Tổng Giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó Tổng Giám đốc giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc, liên đới trách nhiệm với Tổng Giám đốc trƣớc hội đồng quản trị trong phạm vi đƣợc phân công ủy nhiệm.

- Các phòng chức năng: gồm Phòng Nhân sự, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Đơn hàng - Hàng mẫu, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán và Phòng QC có trách nhiệm tham mƣu cho Ban giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vietnam Knitwear, có trách nhiệm tƣ vấn, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng tháng theo nhiệm vụ chức năng từng bộ phận.

- Bộ phận sản xuất của Công ty chia làm 2 phân xƣởng: Phân xƣởng Dệt may và Phân xƣởng hoàn thành. Phân xƣởng Dệt may bao gồm các bộ phận

làm công đoạn trƣớc: Kho sợi, Dệt, Linking, Giấu mối. Phân xƣởng hoàn thành bao gồm các bộ phận làm công đoạn sau là: Giặt, Ủi, May, Kiểm áo hoàn thành, Đóng gói. Các bộ phận liên kết với nhau và có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đơn hàng Công ty.

Với cơ cấu phức tạp của bộ máy quản lý, chi phí tiền lƣơng cho bộ phận gián tiếp hết sức lớn, vì thế nếu không chú ý tổ chức khoa học và nâng cao trình độ của cán bộ quản trị Công ty thì công tác quản lý nguồn nhân lực và trả lƣơng sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

2.1.3. Đặc điểm về nguồn lực

a. Đặc điểm công nghệ và máy móc thiết bị

* Về máy móc thiết bị

Với hệ thống máy móc thiết bị hiện tại, Công ty đủ năng lực để tiến hành sản xuất trong hiện tại và mở rộng quy mô theo dự kiến trong một vài năm tới để phục vụ cho quá trình kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may đang phục hồi một cách mạnh mẽ. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty TNHH Vietnam Knitwear năm 2014

Tên thiết bị Loại/ Kiểu

Số lƣợng (cái) Hãng sản xuất Chất lƣợng còn lại (%)

Máy dệt kim 5G 60 China 80

7G 76 85 12G 330 90 Máy dệt tự động 7G 24 Jinhao GD-H122 - China 75 12G 36 Jinhao - China 80 14G 100 Jinhao - China 85 Máy dệt hoa 5-12G 30 Jinhao GD-H122 - China 80 Máy lắp ráp áo 6G 46 Meon - China 80 8G 40 Meon - China 80

10G 55 Meon - China 80 12G 11 Meon - China 80 14G 70 Meon - China 80 16G 120 Meon - China 90 Máy giặt 6 TD-200 - Hong Kong 80

Máy sấy quần áo 6 80

Máy vắt nƣớc 3 Taiyat - China 80 Máy may tự

động 8

Juki DDL9000BSS -

Japan 85 Máy vắt sổ 2 Pegasus - Japan 70 Máy may nút

biên 4 Juki LK1903 - Japan 70 Máy đính nút 3 Juki MH373 - Japan 60 Máy thùa khuy 2 LBH781 - Japan 60 Máy dò kim Oshima 3 Japan 90 Bàn hút 60 Stainlessteel - China 80

Ủi 60 Taiyat - China 80

Nồi hơi 3 Vietnam 70

Quạt hơi 1 Lifan - China 85

Soi đèn 1 Philips 80

(Nguồn: Số liệu thống kê công ty TNHH Vietnam Knitwear)

Nhìn vào bảng ta thấy, các loại máy móc thiết bị hiện tại ở công ty xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, hầu nhƣ chất lƣợng còn lại đều trên 70%. Công ty đã đầu tƣ máy móc thiết bị tập trung vào các loại thiết bị thuộc thế hệ mới và có tính tự động hóa cao, các loại máy móc phục vụ cho ngành may nhƣ là: máy may tự động, máy vắt sổ, máy thêu…; ƣu tiên đầu tƣ các thiết bị chuyên dùng, các thiết bị phụ trợ tƣơng đối hiện đại nhƣ bàn ủi, nồi hơi,… đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn một số máy móc, thiết bị đã có thời gian sử dụng lâu và lỗi thời, đây là nguyên nhân làm cho chi phí sai hỏng tăng cao, gây khó khăn cho công ty trong cạnh tranh của sản phẩm với các sản phẩm giá rẻ của các đối thủ khác trên thế giới. Ngoài những máy móc chính phục vụ cho ngành dệt may, Công ty cũng trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng cho các

phòng ban của công ty nhƣ máy fax, máy vi tính, máy in, máy photo, điều hòa nhiệt độ, kết nối internet, các phƣơng tiện vận tải… để tạo thuận lợi trong quản lý cũng nhƣ kinh doanh của công ty.

* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim tại Công ty

Quy trình sản xuất của công ty bao gồm các công đoạn nhƣ sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm dệt kim tại công ty TNHH Vietnam Knitwear

Quy trình sản xuất trong dây chuyền dệt may tại Công ty với Dệt và Ráp áp (Linking) là hai công đoạn quan trọng, cơ bản nhƣ sau:

- Dệt (đan): các sợi đƣợc đan, dệt để tạo thành các phần của sản phẩm theo các mẫu đã đƣợc thiết kế. Công đoạn này đƣợc thực hiện trên các máy tự động.

- Ráp áo (Linking): các phần của sản phẩm sau đó sẽ đƣợc lắp ráp với nhau, đính khuy (khóa) tại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Công đoạn này sẽ đƣợc thực hiện thủ công hay bán tự động.

Soi đèn kiểm hàng Giấu mối/ Khâu vá Kiểm hàng Linking Ráp áo (Linking) Kiểm hàng Dệt Dệt Kiểm hàng Ủi Ủi Khâu vá (nếu có) Soi đèn kiểm hàng Sấy Giặt Đóng thùng Dò kim Đóng gói Tổng kiểm Kiểm hàng lần 1 May nhãn

- Các sản phẩm sẽ đƣợc kiểm tra sau mỗi công đoạn. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ đƣợc chuyển qua để Giặt và Ủi, May nhãn, Kiểm hàng và đóng gói lƣu kho chờ xuất xƣởng.

Quy trình sản xuất sản phẩm dệt kim tại Công ty trải qua nhiều giai đoạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH việt nam knitwear (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)