7. Tổng quan về tài liệu
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK
ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2004-2013
2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá cao. Nếu như giai đoạn 2000 - 2003, bình quân chỉ đạt mức 7,05%/năm, thì trong 10 năm qua (2004 - 2013) bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá cố định 1994) đã vượt lên 14.03%. Tổng giá trị sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2013 ước đạt hơn 17.356 tỷ đồng, gấp gần 17 lần so với năm 2003.
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự dịch chuyển theo hướng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh, các khu, cụm công nghiệp tập trung; tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dẫn tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nếu như năm 2003 tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 71,8%; công nghiệp xây dựng
chiếm 9,2%; dịch vụ chiếm 19%, thì đến năm 2013, tỷ lệ tương ứng là 53,17% - 21,26% - 25,59%.
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chú trọng sản xuất hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 ước đạt hơn 9,2 ngàn tỷ đồng (giá hiện hành), gấp hơn 9 lần so với năm 2003. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt tăng từ 13,01 triệu đồng năm 2004 lên đến 58,06 triệu đồng năm 2013.
Sản xuất công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 (giá cố định năm 1994) đạt 2.313 tỷ đồng, tăng 1,35% so với năm 2012 và tăng gấp 7,9 lần so với năm 2004, bình quân thời kì 2004 – 2013 tăng 25,89%/năm. Quy mô sản xuất công nghiệp tăng gấp 7,9 lần. Tiềm năng thủy điện được khai thác đúng định hướng. Công nghiệp khai khoáng bước khởi đầu có sự khởi động tích cực. Nhà máy Alumina Nhân Cơ đã được khởi công xây dựng dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2014; đồng thời chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy điện phân nhôm tại Nhân Cơ; triển khai dự án khai thác Antimon và khai thác Wonfram tại huyện Cư Jút.
Thương mại dịch vụ có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004 – 2013 đạt 17,85%/năm. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề; mở rộng địa bàn hoạt động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2013 ước đạt 9.240 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 26,18%/năm trong giai đoạn 2004 – 2013.
2.1.2. Tổng quan về hình tình văn hóa - xã hội
Song song với tập trung phát triển kinh tế, các chính sách phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đã được triển khai đồng bộ. Cụ thể như:
Về giáo dục – đào tạo: Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tăng thêm 172 trường và 1.326 lớp học. 100% số xã/phường/thị trấn có trường tiểu học, trên 95% xã/phường/thị trấn có trường trung học cơ sở. Năm 2013 - 2014, toàn tỉnh có gần 149 ngàn học sinh các cấp (trong đó có 33% là đồng bào dân tộc thiểu số), tăng gần 30% so với năm học 2004 - 2005, có 68 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia.
Về y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đạt được những kết quả quan trọng. Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin, đạt trên 96,7%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến nay còn 22,8%; tỷ suất sinh hàng năm giảm 0,1%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,44%. Công tác khám, chữa bệnh ngày càng được chú trọng, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 85% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Về lĩnh vực văn hóa: Có bước phát triển đáng kể, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc, nhất là dân tộc bản địa được quan tâm, tiến hành điều tra, sưu tầm, lưu giữ; nhiều giá trị văn hóa, lịch sử được khôi phục, phát huy. Số lượng các thiết chế văn hóa ở cơ sở được xây dựng tăng lên qua từng năm. Hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp có nhiều khởi sắc. Các danh thắng tự nhiên được quan tâm đầu tư, phục vụ phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Mức sống của các tầng lớp trong 10 năm qua được cải thiện đáng kế ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2013, thu nhập bình quân/tháng của một người vào khoảng gần 1,3 triệu đồng, tăng hơn 3,6 lần so với năm 2004. So với năm 2004, thu nhập ở khu vực nông thôn năm 2013 tăng gấp 3,64 lần với tốc độ tăng bình quân thời kỳ
2004 – 2013 là 15,45%/năm; thu nhập ở khu vực thành thị tăng gấp 3,49 lần với tốc độ bình quân tăng thời kỳ 2004 – 2013 là 14,9%/năm.
2.2. T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK
NÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.2.1. Quản lý lập dự toán chi NS thƣờng xuyên:
a. Thảo luận dự toán chi thường xuyên NSNN:
Công tác lập dự toán chi NSNN thường xuyên trong các đơn vị thụ hưởng NSNN tại tỉnh Đắk Nông được thực hiện theo Luật ngân sách năm 2002, Nghị định 60 của Chính phủ ngày 06/6/2003, Thông tư số 59 ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60 quy định đối với các khoản chi thường xuyên việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình từ cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.
Đối với kinh phí tự chủ: căn cứ vào biên chế được UBND tỉnh giao; định mức theo quy định tại Nghị Quyết số 23/2010/NQ-HĐND ngày 15/10/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc thông qua định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 để tính toán đảm bảo đúng quy định.
Đối với kinh phí không tự chủ:
- Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, ban ngành: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, trên cơ sở dự toán của đơn vị cơ quan tài chính tiến hành thẩm định dự toán của đơn vị. Tuy nhiên, việc thẩm định dự toán chủ yếu dựa vào khả năng ngân sách của địa phương và phân bổ dàn trải thiếu tập trung cho từng nhiệm vụ. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả sử dụng dự toán chưa thật sự mang lại hiệu quả cao nhất.
Hầu hết các chính sách chế độ do trung ương và tỉnh ban hành đều được đáp ứng về mặt tương đối, chưa thực sự đạt yêu cầu đề ra do khả năng ngân sách có hạn, Đắk Nông là tỉnh mới thành lập nên còn khó khăn về nguồn thu.
- Các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành: Việc thẩm định dự toán của các đồ án, quy hoạch, kế hoạch đều được tiến hành trong quá trình thảo luận dự toán. Tuy nhiên, do không thuộc lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu của cơ quan tài chính và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến việc thẩm định chưa thực sự chính sác theo quy định.
- Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và khả năng nguồn kinh phí để xem xét bố trí trên cơ sở ưu tiên kinh phí đảm bảo an sinh xã hội, các chính sách, chế độ được cấp có thẩm quyền ban hành, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kinh tế trọng yếu, kinh phí quy hoạch, khuyến nông, khuyến công, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Việc ưu tiến phát triển kinh tế xã được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu, Hằng năm sự nghiệp kinh tế cũng đáp ứng cơ bản phát triển hạ tầng kinh tế, kinh phí quy hoạch theo nhu cầu thực tế của địa phương.
- Đảm bảo kinh phí đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ quan: Hằng năm đã cấp dự toán chi cho sự nghiệp đào tạo nâng cao kiến thức đều được cấp cho các cơ quan đơn vị. Tuy nhiêm, việc cấp phát nguồn kinh phí này chưa bám sát thực tế và chủ yếu theo đề nghị dự phòng của đơn vị.
- Kinh phí duy tu, sửa chữa trụ sở làm việc, sửa chữa xe ô tô phục vụ công tác: Cơ bản đã cấp dự toán cho các đơn vị trang bị trụ sở làm việc ổn định, kiên cố.
b. Giao dự toán chi thường xuyên NSNN:
dự toán thu chi ngân sách hàng năm, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh thông qua.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các sở, ban, ngành.
Nhận xét:
Việc thảo luận dự toán chi thường xuyên NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị dự toán và phát triển kinh tế xã hội trong năm kế hoạch đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành chi thường xuyên ngân sách một cách khoa học và hợp lý cho các cơ quan tài chính;
Việc tính toán đúng đắn và đầy đủ các khoản dự toán chi thường xuyên NSNN trong quá trình thảo luận dự toán sẽ hạn chế tối đa những khó khăn, đồng thời phát huy cao nhất những thuận lợi, ưu thế để hoàn tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Tránh tình trạnh cấp phát thừa dự toán so với nhiệm vụ thực hiện gây tình trạng lãng phí, kém hiệu quả.
Trong quá trình lập dự toán ngân sách hàng năm, việc thương thuyết ngay từ khi chuẩn bị, soạn thảo đến trình duyệt, điều chỉnh ngân sách thường phức tạp và kéo dài giữa các bên. Bên chi tiêu - luôn có nhiều nhu cầu tài chính để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao và bên quản lý nguồn lực - luôn chịu áp lực bởi tổng số nguồn thu ngân sách chỉ có hạn trong khi còn nhiều đơn vị khác nữa cũng có nhu cầu chi cần thiết tương ứng. Do đó, thảo luận dự toán ngân sách thường kéo dài, khó có sức thuyết phục thực sự và thường kết thúc bằng việc thoả hiệp giữa các bên. Hơn nữa, việc cấp phát ngân sách như vậy cũng mang dấu ấn của sự “ban phát” từ phía các cấp lãnh đạo quản lý nguồn lực công.
2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên:
Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại Đắk Nông được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:
- Phân bổ các khoản chi thường xuyên
- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)
Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi công việc chưa kết thúc; mặt khác không cho phép tính toán nguồn lực tương đối chính xác trong trung hạn vì không căn cứ vào dự báo vĩ mô, điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng chính sách chi tiêu trung hạn.
a. Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN:
Các bước thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN sau khi nhận được Quyết định giao dự toán của Ủy Ban nhân dân tỉnh như sau:
Bước 1: Đơn vị sử dụng dự toán đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị: Do là dự toán được cấp sử dụng trong năm dự toán của đơn vị nên hầu hết các đơn vị đều gửi đề nghị thẩm tra phân bổ dự toán đúng thơi gian quy định.
Bước 2: Cơ quan tài chính thẩm tra và phân bổ dự toán chi thường xuyên theo quyết định của UBND tỉnh giao dự toán cho đơn vị: Việc thẩm định dự toán đầu năm của đơn vị đề được tiến hành bằng văn bản trả lời cho đơn vị dự toán và KBNN cùng cấp hết cho tất cả các đơn vị. Tuy nhiên, việc thẩm tra chưa được quan tấm đúng mức, chưa xác định nhu cầu thực tế của
đơn vị trong từng tháng, từng quý.
Bước 3: Đơn vị ra quyết định phân bổ dự toán về cho đơn vị trực thuộc đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp: Sau khi nhận được thẩm tra phân bổ dự toán của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp một tiến hành giao dự toan về cho đơn vị trực thuộc nếu có (đơn vị cấp 2, cấp 3, cấp 4). Việc ra quyết định giao dự toán cho đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp một chủ yếu theo thẩm tra của cơ quan tài chính. Đơn vị dự toán cấp một chưa thực sự chủ động trong việc giao dự toán cho đơn vị cấp dưới theo kế hoạch.
Bước 4: Cơ quan tài chính nhập dự toán vào phần mềm quản lý ngân sách Tabmis thông qua Kho bạc NN cấp kinh phí hoạt động cho đơn vị: Sau khi nhận được quyết định giao dự toán của đơn vị, cơ quan tài chính tiến hành nhập dự toán của đơn vị vào phân mềm quản lý ngân sách theo đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, việc nhập dự toán vào phần mềm mất rất nhìu thơi gian và qua nhiều công đoạn, phân dự toán từ cấp 0 => cấp 1 rồi từ cấp 1 => cấp 4 phải qua sự phê duyệt của lãnh đạo phòng mới được phân cấp tiếp theo.
b. Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi thướng xuyên NSNN:
Trong năm dự toán, các nhiệm vụ, chương trình công tác của các cơ quan, ban ngành, chỉ đạo của UBND tỉnh phát sinh thì các đơn vị xác định kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhận được sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong năm, đơn vị tiền hành rà soát đề nghị cơ quan tài chính cấp bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Việc bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường kéo dài và chưa thực sự chủ động dẫn đến việc bổ sung dàn trải và thừa kinh phí đề nghị chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau.
Nhận xét:
hình sử dụng dự toán của đơn vị qua đó phát hiện được những bất cập, sai phạm. Đôn đốc đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đã được cấp dự toán một cách kịp thời.
Việc cơ quan tài chính phân bổ dự toán cho các đơn vị giúp các đơn vị quản lý từng nguồn dự toán sử dụng cho từng nhiệm vụ. Tránh tình trạng đơn vị sử dụng sai nguồn chi sai nhiệm vụ.
Tuy nhiện, việc phân bổ dự toán gây hạn chế việc linh động sử dụng dự toán của đơn vị, gây khó khăn khi thực hiện lồng ghép nhiều nhiệm vụ cùng thực hiện.