Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh đăk nông (Trang 100 - 104)

7. Tổng quan về tài liệu

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.4. Một số kiến nghị khác

- Các chính sách, các công cụ tài chính, các chỉ tiêu tài chính vĩ mô cũng như các dự báo tài chính có chất lượng. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn được thiết lập dựa trên mối liên hệ biện chứng chặt chẽ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tài khoá. Các dự báo đáng tin cậy về nguồn lực trong tương lai là những căn cứ để xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn.

- Lựa chọn ưu tiên và phân bổ. Động cơ của việc chuyển sang sử dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn là nhằm tạo ra một cơ chế tốt hơn trong việc sắp xếp hợp lý các nguồn ngân sách gắn liền với chính sách bố trí ngân sách một cách có trọng tâm, trọng điểm trong giới hạn nguồn lực công.

- Kỷ luật ngân sách. Các phân bổ ngân sách phải tuân thủ các chỉ tiêu tài chính được khống chế trong khuôn khổ ngân sách trung hạn đã xác định. Các cơ quan, ban, ngành, địa phương phải chấp thuận những khoản ngân sách được phân bổ.

- Thể chế. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi có một hệ thống thể chế có cơ sở pháp lý để thực hiện. Các cơ quan, ban, ngành, các địa phương, các đơn vị phải coi khuôn khổ chi tiêu trung hạn như là một khuôn khổ cho các quyết định chi tiêu. Các nhà lãnh đạo các cấp, các bộ, ngành phải chấp nhận khuôn khổ chi tiêu trụng hạn như là một phương tiện được sử dụng khi ra các quyết định phân bổ nguồn lực.

- Năng lực xử lý, phân tích thông tin và dự báo. Thiết kế khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi phải có một thông tin đầu vào, một năng lực xử lý, phân tích thông tin và dự báo tốt làm cơ sở cho các tính toán kỹ thuật của kế hoạch ngân sách trung hạn.

- Tính minh bạch. Minh bạch về tài chính và chính sách sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình của các đối tượng tham gia vào quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Minh bạch tài chính có nghĩa là việc công khai trước công chúng về cơ cấu và chức năng của Chính phủ, các ý đồ chính sách tài chính, các dự báo tài chính. Minh bạch về chính sách còn có nghĩa là công khai trước công chúng về những ý định của Chính phủ trọng một lĩnh vực cụ thể, cần phải đạt được những kết quả gì, các chi phí của việc đạt được những kết quả đó... Minh bạch cũng có nghĩa là việc báo cáo và công bố thành tích thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội với các kết quả đầu ra đạt được

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tỉnh Đắk Nông.

Trước hết, chương 3 đã xác định cụ thể 3 mục tiêu chiến lược quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian tới là:

- Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu tiên chiến lược về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; đảm bảo công bằng.

- Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi thường xuyên NSNN;

Trước khi đi vào các giải pháp cụ thể, các quan điểm xây dựng chiến lược quản lý chi thường xuyên NSNN được thực hiện:

Thứ nhất, cải cách quản lý chi thường xuyênNSNN phải đặt trong bối cảnh cải cách hành chính công tổng thể và nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương.

Thứ hai, quản lý chi thường xuyên NSNN cần phải dựa trên hệ thống các nguyên tắc lập ngân sách và quản lý tài chính tốt.

Thứ ba, quản lý chi thường xuyên NSNN cần đặt trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận về quản lý chi NSNN ở chương 1, căn cứ thực tế quản lý chi thường xuyên NSNN tại Đắk Nông, có tính đến các xu hướng diễn biến bối cảnh và thực tế mục tiêu, yêu cầu phát triển của Đắk Nông, chương 3 đã đề xuất được các giải pháp đổi mới quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh, bao gồm 5 nhóm giải pháp sau:

1. Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chi thường xuyên, gồm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, hành chính NN, khoa học công nghệ và môi trường, sự nghiệp khác

3. Hoàn thiện hệ thống các định mức chi thường xuyên NSNN

4. Xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) trong việc soạn lập NSNN

5. Các giải pháp hỗ trợ khác

Để các giải pháp đề xuất có thể khả thi, triển khai thực hiện được trong cuộc sống, luận án cũng đã nghiên cứu và đề xuất các điều kiện thực hiện, bao gồm 4 nhóm điều kiện như sau:

- Đổi mới tư duy quản lý chi thường xuyên NSNN thúc đẩy quá trình thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn

- Các diều kiện chủ yếu liên qua đến việc triển khai thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn

- Điều kiện về hoàn thiện khung pháp lý

- Các điều kiện liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn Đắk Nông.

dân thực hiện, NXb Tài chính, Hà Nội.

[2] PGS.TS Dương Đặng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[3] PGS-TS Dương Đặng Chinh, TS Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội,

[4] Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2013), Niên giám thống kê 2011-2013,

Nxb Thống kê, Tp HCM.

[5] PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách Nhà nước,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

[6] TSTS Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam

trong nên kinh tế thị trường, Nxb Đại học quốc gia, Tp HCM.

[7] Sở Tài chính Đắk Nông (2013), Báo cáo thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2011-2013. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2011-2013.

[8] PGS-TS Sử Đình Thành, TS Bùi Thị Mai Hoài (2007), Lý thuyết Tài Chính công, Nxb Đại học quốc gia, Tp HCM.

Trang Web:

[9] http://www.gso.gov.vn/ [10] http://www.mof.gov.vn/

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh đăk nông (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)