giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 có đoạn kết: “kiểm tra là một chức năng chủ yếu của Đảng. Là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, đó cũng là biện pháp có hiệu nghiệm để khác phục bệnh quan liêu”. Trong hoạt động quản lý thanh tra, kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng. Vừa là chức năng vừa là biện pháp quản lý có hiệu quả, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng đinh: “Quản lý và kiểm tra là một, quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Mặt khác qua thanh tra kiểm tra, các nhà quản lý, các cấp QL có cơ sở đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ giáo viên công nhân viên, biết được mức độ phù hợp của các quyết định quản lý, những khó khăn, những thuận lợi trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó lựa chọn cách thức quản lý đúng nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch kiểm tra hằng năm. Quản lý mà không có thanh tra kiểm tra thì quản lý kém hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ quyết định trong công tác quản lý. Việc
thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên có đạt chất lượng hay không là do cách quản lý của ban giám hiệu có hiệu quả không. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên sáng tạo, tìm cách quản lý sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Ban giám hiệu chúng tôi đã thay đổi cách quản lý: có sổ kiểm tra hằng ngày, Ngoài ra, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, lắng nghe những ý kiến đóng góp của giáo viên, có chọn lọc để nắm bắt chính xác tình hình thực tế để điều chỉnh bổ sung kịp thời, phù hợp. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ, phát huy tối đa sự sáng tạo và tính tự giác của giáo viên, nhân viên. Ngoài ra chúng tôi còn thường xuyên giáo dục giáo viên nhân viên về tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức và lương tâm nghề nghiệp.
- Chúng tôi thường thay đổi hình thức kiểm tra: kiểm tra đột suất bất kỳ hoạt động nào, kiểm tra báo trước, dự cả hoạt động hoặc không dự hết hoạt động tùy vào điều kiện thực tế.
-Mục đích cần phải thay đổi các hình thức kiểm tra
+ Kiểm tra đột suất để chúng tôi thấy được giáo viên, nhân viên có thực hiện đúng quy chế hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong ngày hay không, có đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm không. Hình thức này chúng tôi áp dụng đối với giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
+ Kiểm tra cả hoạt động để chúng tôi thấy được khả năng tổ chức hoạt động của giáo viên như thế nào để từ đó phát huy những mặt tốt của họ và bồi dưỡng chuyên môn cho họ về những bất cập chưa phù hợp. Hình thức này chúng tôi bồi dưỡng cho những giáo viên trẻ mới vào nghề hoặc những giáo viên còn chưa vững chuyên môn.
Nội dung kiểm tra trong quản lý nuôi dưỡng
Kiểm tra hàng ngày công tác chăm sóc nuôi dưỡng theo nhiệm vụ; chức trách được phân công
+ Công việc giao nhân thực phẩm: Kiểm tra chất lượng, số lượng thực phẩm, thời gian giao nhận có đúng như ký kết trong hợp đồng không?
+ Kiểm tra việc thực hiện kiểm thực ba bước có thực hiện đầy đủ căn cứ trên thực tế chất lượng thực phẩm hay không?
+ Kiểm tra quá trình sơ chế, chế biến thức ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: nguyên liệu sạch không để lẫn với nguyên liệu bẩn, các thực phẩm khác nhau không để lẫn với nhau vì chế độ nấu khác nhau.
+Kiểm tra quá trình chia định lượng thức ăn, giao nhận thức ăn chín đảm bảo đúng nguyên tắc vệ sinh và chính xác số lượng.
+ Kiểm tra việc tổ chức giờ ăn, giờ ngủ trên các lớp, vấn đề chăm sóc động viên trẻ ăn hết suất.
- Kiểm tra việc thực hiện các loại sổ sách quản lý nuôi dưỡng:
+Sổ thu thanh toán - Sổ nhật ký bàn giao - Sổ quỹ tiền mặt - sổ tổng hợp thu chi - sổ chi tiết chi. Tất cả các loại sổ sách phải khớp và thực hiện đúng nguyên tắc.
+ Sổ giao nhận thực phẩm
Ghi kịp thời các mặt hàng sau khi đã được kiểm tra về số lượng và chất lượng. Ghi đầy đủ tên thực phẩm, chủng loại, chất lượng
Ví dụ: thịt lợn nạc vai, tươi, hồng, dính tay… Sổ tính khẩu phần ăn:
+ Ghi đầy đủ ngày, tháng, số suất ăn nhà trẻ, mẫu giáo. + Ghi rõ thực đơn nhà trẻ, mẫu giáo, thời gian ăn các bữa.
+Hàng ngày ký nhận đủ ba người: Kế toán-người trực tiếp nấu, đại diện BGH; + Quyết toán trong ngày kịp thời điều chỉnh tiền thừa thiếu.
+ Tính tỉ lệ các chất, nếu thấy không cân đối phải điều chỉnh kịp thời + Cuối tháng tổng kết chất lượng bữa ăn, kiểm kê kho, quyết toán tiền ăn trong tháng, ký xác nhận đủ thành phần theo yêu cầu.
+ Hàng ngày giáo viên báo số suất ăn và ký xác nhận số suất ăn
+ Kiểm tra việc thực hiện tài chính công khai tiền ăn, kiểm tra thực đơn của cháu và cô theo sổ giao nhận thực phẩm.