So sánh hai nhân vậ t:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT quốc gia tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 29)

Ví dụ: Vẻ đẹp khuất lấp của: người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Đề thi đại hoc –khối C 2009)

- So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:

Ví dụ: So sánh kết thúc tác phẩm truyện ngắn “Chí Phèo” của NamCao và kết thúc tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. (Đề thi đại học 2012)

- So sánh phong cách tác giả:

Ví dụ: So sánh “Chữ người tử tù” (Ngữ văn 11, tập một) với “Người lái

đò Sông Đà”, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách

nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm:

Ví dụ: Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước; ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người

lính thời kì kháng chiến chống Pháp.Từ cảm nhận của mình về hình tượng này,

anh chị hãy bình luận những ý kiến trên. (Đề thi đại học khối C năm 2013)

2.3.3.2. Cách làm bài dạng đề so sánh văn học:

- Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyếtvấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật .... Phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách:

+ Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai vănbản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.

+ Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lầnlượt phân tích từng luận điểm kết hợpvới việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.

a.

Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và Đào tạo định hướng trong đáp án đềthi đại học - cao đẳng. Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống vàkhác nhau. Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bàiviết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắckiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

* Mở bài:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này). - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. * Thân bài:

- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước nàyvận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước nàyvận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

- So sánh:

+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhiều thaotác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luậnso sánh).

+ Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bốicảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc

trưngthi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủyếu là thao tác lập luận phân tích).

* Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

b.

Cách2: Phân tích song song được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng.Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản đểchứng minh cho luận điểm đó. Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Ứng dụng cách viết này học sinh không phân tích lần lượt từng tácphẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng- hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình, mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

* Mở bài:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này). - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. * Thân bài:

- Điểm giống nhau:

+ Luận điểm 1(lấy dẫn chứng cả hai văn bản). + Luận điểm 1(lấy dẫn chứng cả hai văn bản). + Luận điểm ...

- Điểm khác nhau:

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản). + Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản).

+ Luận điểm... * Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Hai cách làm bài của kiểu đề so sánh văn học là vậy, mỗi cách làm đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể đê áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.

2.3.3.3. Hướng dẫn thực nghiệm:

Để minh họa cho các bước làm một đề so sánh văn học tôi đưa ra hai ví dụ để ứng dụng. Ví dụ 1 sẽ được làm theo cách làm bài số 1 – Phân tích nối tiếp; Ví dụ 2 sẽ được làm theo cách làm bài số 2 –Phân tích song song.

Ví dụ 1 :

Đề bài: Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai

đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?

a. Hướng dẫn tìm hiểu đề:

- Yêu cầu về hình thức: Kiểu đề so sánh hai chi tiết trong tác phẩm.

- Yêu cầu về nội dung: sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Nghĩa là dụng ý của người ra đề còn muốn nhấn mạnh đến mục đích của các nhà văn khi khi xây dựng sự tương phản giữa hai loại ánh sáng đó. Từ đó tìm ra nét tương đồng và khác biệt của từng tác phẩm.

- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Đối với đề trên, làm bài của học sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau:

* Mở bài:

- Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãng mạn, sinh ra trong một thời đại có nhiều biến động…

- Ánh sáng và bóng tối trong hai truyện ngắn được sử dụng như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về sự đối lập giữa thiện và ác và tốt và xấu, giữa hiện thực tăm tối và tương lai tươi sáng…

* Thân bài:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT quốc gia tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 29)