8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểmtra, đánh giá kết quả học tập
- Mục tiêu biện pháp
Mục đích của biện pháp này giúp CBQL phát hiện, điều chỉnh những bất cập trong hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập HS của GV theo đúng kế hoạch. Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của GV ở trường THCS càng được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra, kết quả kiểm tra, đánh giá đủ tin cậy càng giúp công tác thi đua, khen thưởng có tác dụng thiết thực, tạo động lực cho GV tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nội dung biện pháp
Có nhiều hình thức KTĐG kết quả bồi dưỡng. Việc lựa chọn hình thức đánh giá tùy thuộc vào nội dung, đối tượng và thời điểm đánh giá. Để thực hiện đánh giá cả quá trình và đánh giá kết quả cần phối hợp nhiều hình thức đánh giá: đánh giá b ng phiếu hỏi, đánh giá b ng quan sát, phỏng vấn trực tiếp; đánh giá b ng kiểm tra cuối khóa học; đánh giá thông qua viết thu hoạch; đánh giá thông qua thực tế dạy học của giáo viên; Đánh giá tác động của bồi dưỡng lên chất lượng học tập của học sinh, tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau....
- Cách thức thực hiện biện pháp
+ Đánh giá b ng phương pháp quan sát: Thông qua phiếu quan sát nh m đánh giá công tác quản lí bồi dưỡng và hiệu quả bồi dưỡng, gồm các nội dung như: công tác tổ chức lớp học, báo cáo viên (những hiểu biết, kiến thức về lĩnh vực mà họ giảng dạy, phương pháp giảng dạy, tư vấn hỗ trợ học viên...); nội dung bồi dưỡng, tư liệu tập huấn, cách thức quản lí học viên, đánh giá kết quả... Thiết lập mẫu quan sát hoạt động
bồi dưỡng đề cập đến các nội dung: thông tin về lớp bồi dưỡng (tên lớp, tên đối tượng được bồi dưỡng, báo cáo viên, đ a điểm, thời gian); mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng; hình thức và phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng; sự hỗ trợ của báo cáo viên đối với lớp học, tỷ lệ thực hành, làm việc nhóm trong khóa bồi dưỡng; kết quả học tập của học viên so với mục tiêu và so với các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng yêu cầu dạy học của môn học theo yêu cầu đổi mới, tài liệu, tư liệu bồi dưỡng... Quan sát giờ dạy của một số giáo viên tham dự các khóa bồi dưỡng: việc quan sát nh m đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tiễn dạy học. Mẫu quan sát giờ dạy bao gồm: thông tin về giờ dạy, về giáo viên, quá trình chuẩn b giáo án và thực tiễn giảng dạy trên lớp (khâu tổ chức, quản lí lớp học, các phương pháp dạy học tích cực, kiểm tra đánh giá...).
+ Đánh giá b ng phiếu hỏi: Để thực hiện đánh giá bồi dưỡng tiến hành xây dựng các phiếu điều tra b ng các loại câu hỏi đóng, mở nh m thu thập ý kiến từ các đối tượng được lựa chọn khảo sát một cách khách quan nội dung bồi dưỡng, từ đó, tổ chức điều tra, thống kê, so sánh, phân tích dữ liệu để đánh giá thực chất hiệu quả của khóa bồi dưỡng. Nội dung đánh giá bao gồm: những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng mới; sự thay đổi của người học sau từng chuyên đề học tập; sự hài lòng của học viên sau khóa học về nội dung, hình thức và phương pháp và việc tổ chức khóa bồi dưỡng, những nội dung mang tính đặc thù vùng núi, vùng sâu, vùng xa; việc ứng dụng CNTTvào bồi dưỡng....Tùy thuộc vào các thời điểm đánh giá trước khóa học, trong và sau khóa học thiết kế nội dung phiếu điều tra phù hợp.
+ Đánh giá b ng viết thu hoạch, kiểm tra cuối khóa bồi dưỡng: Viết thu hoạch, kiểm tra cuối khóa bồi dưỡng là những hình thức đánh giá truyền thống. Kết thúc khóa bồi dưỡng, các giáo viên tham gia khóa bồi dưỡng viết thu hoạch, bài thực hành theo chủ đề mà giảng viên yêu cầu. Thông qua bài thu hoạch, bài thực hành báo cáo viên đánh giá được kết quả học tập và những mong muốn của giáo viên qua khóa bồi dưỡng. Đánh giá thông qua bài thu hoạch thể hiện được kết quả học tập, những ý tưởng mới của giáo viên sau khi được học tập các kiến thức, kỹ năng mới.
+ Đánh giá b ng hình thức làm bài kiểm tra viết: Báo cáo viên ra đề bám sát theo nội dung bồi dưỡng, học viên làm bài thi và kết quả được đánh giá b ng điểm số.
Hình thức đánh giá này thể hiện được trực tiếp khả năng học tập của giáo viên, tuy nhiên nội dung đánh giá hẹp không phản ánh đầy đủ kết quả bồi dưỡng.
+ Đánh giá thông qua hoạt động thực hành: Việc đánh giá thông qua giờ dạy có thể tiến hành trong và sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng. Chất lượng giờ dạy thể hiện sinh động việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới vào dạy học. Đây c ng là hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng hiệu quả, đạt được nhiều mục tiêu. Hình thức đánh giá này cần kết hợp với việc triển khai bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên NCBH. Hoạt động đánh giá diễn ra đồng thời với hoạt động bồi dưỡng. Chất lượng học tập của học sinh c ng là một tiêu chí đánh giá sự tác động của kết quả bồi dưỡng. Đồng thời với việc đánh giá giờ dạy, thực hiện đánh giá sự tiến bộ học tập của học sinh. Qua các giờ dạy của giáo viên có thể đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá.
+ Đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá: Giáo viên là những người có năng lực dạy học và có kỹ năng đánh giá. Vì vậy, mỗi người đều có khả năng tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp về kiến thức kỹ năng, thái độ đạt được thông qua bồi dưỡng. Việc phối hợp hình thức tự đánh giá với các hình thức đánh giá khác sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc đo lường thực chất kết quả bồi dưỡng.
+ Đánh giá chương trình bồi dưỡng: Ngoài việc đánh giá kết quả bồi dưỡng cần thiết phải đánh giá chương trình bồi dưỡng. Việc đánh giá này nh m kiểm tra toàn diện chương trình đã bồi dưỡng. Từ kết quả đánh giá biết được những ưu điểm, hạn chế để điều chỉnh, bổ sung, nâng cấp chương trình hay c ng có thể quyết đ nh tiếp tục lựa chọn chương trình này hay thay thế b ng chương trình khác tốt hơn.
+ Tổ chức thực hiện đánh giá đối với cấp Phòng: tổ chức triển khai đánh giá b ng phương pháp quan sát, b ng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia để nắm được những vấn đề chung, cốt lõi, toàn diện về thực trạng bồi dưỡng. Từ kết quả đánh giá có sự nhìn nhận tổng quan, xác đ nh được những ưu điểm, hạn chế để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng hiện tại và xác đ nh mục tiêu, lập kế hoạch bồi dưỡng tổng thể cho những khóa bồi dưỡng tiếp theo. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường lấy ý kiến phản hồi, tổ chức đánh giá, thẩm đ nh để xác được chất lượng của nội dung chương trình bồi dưỡng.
+ Tổ chức thực hiện đánh giá đối với cấp trường: Hiệu trưởng chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua chất lượng dạy học và kết quả học tập của học sinh. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, điều hành đánh giá các thành viên trong tổ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn dựa vào NCBH, dự giờ, báo cáo chuyên đề. Kết quả bồi dưỡng là căn cứ để đánh giá thi đua và làm căn cứ để phát triển đội ng .
+ Đối với báo cáo viên và học viên: Báo cáo viên tổ chức đánh giá theo các hình thức viết thu hoạch, kiểm tra cuối khóa; học viên tự đánh giá năng lực bản thân và cùng đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau.
+ Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng: Kết quả đánh giá bồi dưỡng phản ánh chất lượng bồi dưỡng. Đó là những thay đổi tích cực về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà các giáo viên tham gia bồi dưỡng có được sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo sử dụng kết quả bồi dưỡng để thực hiện việc quản lí dạy học, giáo dục trong nhà trường có hiệu quả. Những giáo viên có kết quả bồi dưỡng cao làm giáo viên cốt cán cho việc đổi mới trong nhà trường và bồi dưỡng lại cho những giáo viên khác. Kết quả bồi dưỡng c ng là một trong những căn cứ quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình dạy học, xác đ nh chất lượng đội ng , nhu cầu bồi dưỡng và lập kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
+ Phải có sự phối hợp nh p nhàng, chặt chẽ và đồng bộ giữa các lực lượng tham gia đánh giá (CBQL, báo cáo viên, giáo viên cốt cán và giáo viên tham gia bồi dưỡng).
+ Đảm bảo CSVC, thiết b dạy học và CNTT phục vụ KTĐG
+ CBQL và giáo viên cốt cán phải nắm rõ quy trình và phương pháp đánh giá, xác đ nh được nội dung và xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sát với mục tiêu bồi dưỡng.
3.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng n ng lực đánh giá kết quả kết quả học tập của học sinh cho giáo vi n T CS
- Mục tiêu biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này nh m đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng về nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực người học, làm cho hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên THCS thêm đa dạng, phong phú, gây hứng thú cho GV khi tham gia bồi dưỡng.
- Nội dung biện pháp
+ Quán triệt các Ngh quyết, Chỉ th của Đảng, Nhà nước, đ a phương và của Ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn về công tác đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên THCS nh m đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục.
- Nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm, từ đó xác đ nh được trách nhiệm của mình đối với việc tự học và phấn đấu rèn luyện thường xuyên đối với việc nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đối với cán bộ quản lý: Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết đ nh chất lượng giáo dục của ĐNGV, nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu cầu của xã hội, của đ a phương đối với chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó nâng cao trách nhiệm trong quản lý nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh cho GV nh m đạt tới chất lượng và hiệu quả.
+ Đối với GV: Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với sứ mệnh về đổi mới giáo dục về phương pháp và nội dung chương trình, ý thức được vấn đề học tập để nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Cách thức thực hiện biện pháp
+ Tổ chức đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên THCS.
+ Tổ chức thống nhất về đ nh hướng và nội dung đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá trong trường trung học cơ sở: Công tác BDGV diễn ra chủ yếu trong nhà trường. Việc bồi dưỡng tập trung, trực tiếp chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn trong thời gian nghỉ hè với các chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Đổi mới PPBD bắt đầu b ng sự đ nh hướng của các nhà quản lý và bắt đầu b ng việc đổi mới của báo cáo viên, Phòng GD&ĐT chỉ đạo việc đổi mới PPBD trong các chương trình bồi dưỡng tập trung, đóng vai trò đ nh hướng và tiên phong cho việc đổi mới PPBD của toàn huyện. Ở các trường THCS, Hiệu trưởng chỉ đạo đ nh hướng và xác đ nh lộ trình đổi mới PPBD gắn liền với đổi mới PPKTĐG trong nhà trường. Tổ
chuyên môn là nòng cốt đổi mới, là đơn v cơ sở trực tiếp tổ chức, quản lý hoạt động đổi mới PPBD. Hoạt động chỉ đạo đổi mới PPBD của hiệu trưởng luôn gắn chặt với chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Tổ chức tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp bồi dưỡng + Tổ chức xây dựng nội dung đổi mới phương pháp bồi dưỡng trong trường THCS: (1) Đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học của giáo viên trong các chương trình bồi dưỡng tại trường; (2) Cải tiến việc thực hiện báo cáo chuyên đề, triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh xây dựng các dự án khoa học kỹ thuật; (3) Tăng cường tổ chức bồi dưỡng b ng hình thức nghiên cứu bài học; (4) Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động bồi dưỡng.
+ Tổ chức đổi mới phương pháp triển khai hoạt động bồi dưỡng thông qua nghiên cứu bài học trong trường THCS: Mỗi giáo viên cần hiểu rõ: Hình thức bồi dưỡng nghiên cứu bài học là một quá trình các giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn b , thiết kế bài học sáng tạo, đánh giá thử nghiệm, thảo luận và chia s các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong quá trình dạy học. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lí thuyết với thực hành, giữa ý đ nh và thực tế. Trong quá trình học tập đó, giáo viên sẽ học tập được những kiến thức và kỹ năng mới để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua giáo viên tích l y được các kinh nghiệm, đặc biệt là về đổi mới PPKTĐG theo hướng dạy học tích cực.
Phương pháp triển khai NCBH: (1) Chuẩn b bài học minh họa; (2) Tiến hành bài học minh họa và dự giờ; (3) Thảo luận và chia s kinh nghiệm; (4) Áp dụng vào thực tế dạy học trong nhà trường; (5) Chuẩn b ý tưởng cho những buổi NCBH sau.
+ Tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy trong bồi dưỡng: Để tiếp nhận được PPBD tích cực, giáo viên cần có những kỹ năng và trải nghiệm dạy học tích cực. khi đó sẽ có sự hợp tác, giao thoa giữa giáo viên và học viên tạo nên sự cộng hưởng trong nhận thức và hành động. Việc đổi mới PPKTĐG được tiến hành đồng thời với việc đổi mới phương pháp đánh giá trong nhà trường. Để tạo ra sự nhất quán và đồng bộ trong hoạt động đổi mới PPKTĐG trong nhà trường, Hiệu trưởng phải quán triệt những tinh thần chung, cơ bản nhất để giáo viên nắm bắt được kế hoạch và mục tiêu mà nhà trường cần hướng tới về đổi mới PPKTĐG và chỉ đạo các tổ chuyên
môn thực hiện cụ thể nhiệm vụ. Tổ trưởng chuyên môn điều hành và hướng dẫn giáo viên chuẩn b giờ dạy thực hành theo hướng đổi mới PPKTĐG, chuẩn b các điều kiện về phương tiện cho giờ lên lớp và tổ chức đánh giá giờ dạy của giáo viên theo hướng đổi mới PPKTĐG. Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn cho học sinh đổi mới phương pháp học tập. Có đủ CSVC, trang thiết b dạy học và CNTT để thực hiện đổi mới việc kiểm tra đánh giá.
+ Tổ chức đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên THCS từ việc bồi dưỡng theo hình thức tập trung trực tiếp sang tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng khác phù hợp với nội dung, phương pháp và thực tiễn tại đ a phương. Các trường học có thể lựa chọn các hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng tập trung, trực tiếp; bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với trực tuyến; bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua NCBH, thông qua hội ngh , hội thảo chuyên đề
- Điều kiện thực hiện biện pháp
+ Đổi mới PPBD phải bắt đầu từ nhận thức sâu sắc của CBQL, báo cáo viên đến các giáo viên tham gia bồi dưỡng để cùng hợp tác thực hiện đồng bộ.
+ Báo cáo viên và giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt kỹ năng ứng dụng CNTT trong đánh giá.
+ Có sự kết hợp đồng bộ trong đổi mới, từ nội dung, hình thức và PPBD. Đổi mới hình thức bồi dưỡng phải bắt đầu từ đổi mới nội dung và PPBD.