Đổi mới cách thức đánh giá kết quả các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả dạy và học văn xuôi tự sự việt nam thời trung đại trong chương trình trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực (Trang 30 - 35)

VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ

4. Đổi mới cách thức đánh giá kết quả các hoạt động dạy học

sự nhằm phát triển năng lực học sinh

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra thường xuyên

Đối với câu hỏi phát triển năng lực cho học sinh THPT trong dạy học VXTS có thể áp dụng trong việc kiểm tra thường xuyên trong các giờ học bằng hình thức cho HS phát biểu trực tiếp ý kiến của mình trước lớp với mỗi tình huống cụ thể không chỉ trong giờ đọc hiểu mà cả trong các giờ học Làm văn. Như trên đã nêu, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, giúp GV và HS vận dụng một cách linh hoạt trong nhiều tình huống dạy học mà kiểm tra thường xuyên là một hình thức rất phù hợp.

Bằng cách kích thích năng lực ghi nhớ cũng như rèn luyện tính độc lập trong suy nghĩ (nhanh) cho HS, GV có thể liên tục đặt những câu hỏi nhỏ cần sự nhanh nhẹn trong tư duy để HS có thể giải quyết vấn đề một cách đầy đủ và chính xác nhất. Với kiểu đưa ra những câu hỏi nhanh về từng thể loại truyện dân gian, năng

lực của từng HS có thể được kiểm chứng ngay sau khi học xong bài học trên lớp. Tuy nhiên, với trường hợp đưa ra những câu hỏi nhỏ này thì chỉ có thể giúp HS rèn luyện năng lực phản ứng nhanh và hiểu bài mà chưa thể phát triển được những năng lực đọc hiểu tổng hợp cho cả toàn bộ câu chuyện, bài thơ.

Vì vậy, bên cạnh việc vận dụng hệ thống câu hỏi, câu hỏi với các yếu tố riêng lẻ để hỏi nhanh học sinh, cho học sinh phát biểu trực tiếp, đưa học sinh vào thế chủ động để giải quyết yêu cầu của bài học thì GV còn phải biết tạo ra các tình huống học tập đòi hỏi vận dụng câu hỏi về toàn bộ các thể loại VXTS. Có thể gợi mở cho HS những câu hỏi có tính mới mẻ, khó hơn trong việc giải quyết vấn đề và cho HS có thời gian suy nghĩ để thực hiện những bài kiểm tra miệng trực tiếp vào buổi học hôm sau. Bằng cách này HS sẽ luôn cố gắng sâu chuỗi những nội dung kiến thức đã được học, suy nghĩ về những định hướng gợi mở mà giáo viên đã đưa ra vào tiết học trước. Những câu hỏi, câu hỏi đọc hiểu có tính chất tổng hợp cao hơn có thể kiểm tra ngay sau bài học bằng những câu hỏi về nhà (có kiểm tra). Với những cách rèn luyện đó, năng lực đọc hiểu của học sinh không chỉ được phát triển ở mức độ thấp nhưng cơ bản mà còn được phát triển ở mức độ cao hơn với những năng lực tổng hợp, yêu cầu khó hơn.

Bên cạnh đó có thể đưa ra các câu hỏi như yêu cầu HS làm bài trình bày, thuyết trình về giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện.

Sưu tập tranh ảnh, tư liệu và dị bản.

Chuyển thể kịch bản, đóng vai, nhập vai một nhân vật kể lại truyện, viết lại kết thúc truyện,…

Bằng những câu hỏi kiểm tra nhanh 10 phút ở trên lớp cũng có thể vận dụng được hình thức này như một phương pháp tối ưu. Với hình thức này GV có thể cho HS đề bài viết đoạn văn liên quan đến ý nghĩa, nghệ thuật trong các tác phẩm VXTS mà bài học vừa nghiên cứu, HS phải sử dụng được những kiến thức đã được học trước đó không lâu để hoàn thành bài viết một cách nhanh nhất. Hình thức này, không chỉ giúp HS ghi nhớ nội dung và phương pháp đọc hiểu truyện dân gian vừa học mà còn biết vận dụng thực hành, góp phần rèn luyện năng lực viết và cảm nhận chủ quan của bản thân HS về tác phẩm VXTS; thông qua viết mà củng cố đọc hiểu. Như vậy, bằng những vận dụng nhanh vừa nêu trên đây, GV có thể giúp HS phát

từ đó giúp người dạy có cái nhìn chung về năng lực đọc hiểu tác phẩm VXTS và đề ra được phương hướng, cách thức tiếp theo để phát triển năng lực trong dạy học tác phẩm VXTS này một cách tốt nhất.

Trong kiểm tra đánh giá định kì:

Một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với chương trình học của THPT đó chính là những bài kiểm tra đánh giá theo định kì của từng môn học. Đây không chỉ là những bài kiểm tra để ghi điểm mà còn là cách thức để đánh giá năng lực học tập của HS trong suốt một qua trình học tập và rèn luyện môn học. Việc kiểm tra đánh giá vì vậy cần thực chất và thực sự thiết thực.

Với tất cả các môn học nói chung công tác này đều quan trọng và với môn Ngữ văn nói riêng việc thực hiện những bài kiểm tra đánh giá định kì lại vô cùng quan trọng và phức tạp. Trước đây, đối với chương trình đọc hiểu truyện dân gian trong phân môn đọc văn của môn học chúng ta có thể thấy có khá nhiều bài viết trong chương trình của một năm học, số lượng có thể từ 6-8 bài viết tất cả. Với thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang thực hiện công việc đổi mới giáo dục và định hướng dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực thì bên cạnh những bài viết môn Ngữ văn còn bổ sung thêm hai bài kiểm tra định kì để khảo sát năng lực người học.

Như đã nêu, trong câu hỏi môn Ngữ văn THPT, tác phẩm VXTS chiếm một ví trí quan trọng. Vì thế các bài kiếm tra, đánh giá định kỳ không thể không chú ý tới việc đánh giá định kỳ. Kiểm tra, đánh giá định kỳ là một dịp để yêu cầu HS vận dụng tổng hợp những hiểu biết về tri thức và kỹ năng vào việc phân tích, đánh giá, bình luận, nêu cảm nghĩ, đánh giá chung về tác phẩm. Nếu như trước đây, với những bài kiểm tra định kì chỉ là những bài viết, chủ yếu là phân tích, cảm nhận chung chung thì bây giờ với những yêu cầu kiểm tra, đánh giá định kỳ để phát triển năng lực thì học sinh phải vận dụng được vào thực hành để từ nhận biết, hiểu sâu đến nhận xét, đánh giá giá trị của truyện dân gian; yêu cầu học sinh vận dụng tất cả những kiến thức đã học để giải quyết những câu hỏi đọc hiểu có trong bài kiểm tra. Khi xây dựng đề kiểm tra định kỳ của học sinh theo cách này, giáo viên cần vận dụng theo hệ thống phát triển năng lực như đã xây dựng ở phần trên, hệ thống câu hỏi có thể hướng vào nhiều nội dung kiến thức khác nhau, kết hợp với những kiến thức tích hợp hoặc liên môn để có thể giúp người học tiếp nhận nội dung bài học một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Tuy nhiền cần chú ý, xây dựng đề kiểm tra, đánh giá câu hỏi dựa trên kết quả đọc hiểu tác phẩm VXTS mà đề ra yêu cầu phần viết bài văn phân tích, cảm thụ bài văn. Như vậy vừa thực hiện việc hình thành kiến thức căn bản về đọc hiểu, vừa góp phần rèn luyện, phát triển năng lực viết, diễn đạt ý tưởng và những cảm nhận của mình trong việc phân tích 1 vấn đề tác phẩm VXTS thông qua thực hành viết bài văn.

Bài kiểm tra định kì trong một năm học đối với môn Ngữ văn chiếm khá nhiều thời lượng trong phân phối chương trình chuẩn, không chỉ trong chương trình học trên lớp mà hiện nay những bài kiểm tra định kì dạng đọc hiểu truyện cũng được áp dụng trong những kì thi quan trọng, chính vì thế việc cho học sinh làm quen và áp dụng nhiều lần còn giúp học sinh nhuần nhuyễn hơn trong cách giải quyết các dạng câu hỏi đọc hiểu như vậy.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH CỦA “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC VĂ XUÔI TỰ SỰ

VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TIỂN NĂNG LỰC”

Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy các tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại theo hướng phát triển năng lực mà bản thân tôi đã thực hiện ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Tuy đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng qua thực tế giảng dạy, khi vận dụng những kinh nghiệm này cho bản thân tôi và tổ nhóm chuyên môn, chúng tôi thấy những kinh nghiệm đó đã đem lại một số kết quả và lợi ích cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả dạy và học văn xuôi tự sự việt nam thời trung đại trong chương trình trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)