VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ
3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến
Qua thời gian bản thân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào các tiết giảng dạy tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại ở trường, tôi thấy nếu tiến hành hướng dẫn học sinh theo một số biện pháp trên thì các em rất tích cực, hứng thú. Các em chủ động, sôi nổi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Các kiến thức được liên hệ, mở rộng gắn với thực tiễn nên các em hiểu bản chất, dễ nhớ
và nhớ lâu hơn. Học sinh được phát triển các kĩ năng, năng lực giao tiếp, quan sát, thu nhận thông tin, trình bày vấn đề. Nhiều học sinh vốn nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn khi tham gia các tình huống học tập.
Chính vì hứng thú học tập như vậy nên học sinh đã có những thay đổi nhận thức về bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là thay đổi thái độ với những tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại- một trong những nội dung học tập khó của chương trình ngữ văn. Các em không còn lo sợ như trước nữa mà đã tự tin hơn với việc tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm. Kết quả kiểm tra sau bài học có thể thấy đa số các em tiếp nhận bài học nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
* Kết quả:
Tôi giảng dạy học sinh ở 2 lớp 10A6 và 10A7. Với lớp 10A6, tôi áp dụng phương pháp và cách tiếp cận văn bản theo hướng truyền thụ kiến thức truyền thống, còn lớp 10A7, tôi áp dụng một số biện pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực. Kết quả thu được có sự khác biệt rõ nét, cụ thể:
Lớp Số lượng
HS Hứng thú Tương tác Sáng tạo
Chất lượng điểm kiểm
tra
10A6 42 Không Rất ít Không 35% hs đạt
trên TB
10A7 41 Có Nhiều Có 60% hs đạt
KẾT LUẬN
Giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Trước yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi thầy cô giáo cần tích cực đổi mới, tìm tòi, sáng tạo để đáp ứng với sự thay đổi, để giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ, sứ mệnh của mỗi thầy cô giáo trong xu thế phát triển giáo dục hiện đại theo tinh thần của Nghị quyết 29- NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đề tài của tôi trên cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy mà đúc rút nên, hi vọng có thể giúp ích phần nào cho mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy Ngữ văn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.