Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt (Trang 53)

9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến

9.1. Về phía giáo viên

- Bản thân giáo viên được phân công bồi dưỡng đội tuyển phải giữ được ngọn lửa nhiệt tình, đam mê với nghề và với nghiệp văn.

- Cần phải thay đổi quan điểm về phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Tích cực trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn.

- Ngoài kiến thức của môn Ngữ văn, giáo viên cần phải tự học, tự trang bị cho mình kiến thức của các môn học khác để có thể tích hợp các kiến thức trong khi giảng dạy.

- Để đạt được hiệu quả, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng, phân công nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng về cả kịch bản và kênh thông tin để giúp học sinh dễ dàng tìm được nguồn tư liệu.

Ngoài ra, học sinh và giáo viên phải có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng, có tinh thần hợp tác, xây dựng bài học và đặc biệt phải có tinh thần tự học và phương pháp học bộ môn hiệu quả.

9.2. Về phía học sinh

- Cần rèn luyện chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong các giờ học. - Nâng cao tinh thần tự học, tự tìm hiểu để tạo ra hứng thú trong tiếp nhận các nội dung kiến thức.

- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.

9.3. Về phía nhà trường

- Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô trong tổ chuyên môn, trong nhà trường nhiệt tình, tích cực ủng hộ.

- Có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại giúp giáo viên và học sinh có điều kiện sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học để bài học sinh động hơn. Để áp dụng được sáng kiến trên cần có các điều kiện dạy học cơ bản như: Lớp học, các giáo cụ trực quan, tài liệu có liên quan đến nội dung bồi dưỡng, các phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, mạng Internet…

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy đồng thời giúp giáo viên các bộ môn phát hiện những kiến thức của môn học khác có liên quan đến môn mình dạy để có thể sử dụng khi cần thiết.

- Tổ chức chuyên đề dạy một số bài mẫu để rút kinh nghiệm.

- Cần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá hạn chế kiến thức nhận biết, thông hiểu, tăng cường kiến thức vận dụng vào thực tế.

10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

10.1.1. Về phía giáo viên

Có sự chủ động về kiến thức, ít gặp lúng túng và vướng mắc như trước đây. Kiến thức được củng cố, mở rộng. Kinh nghiệm bồi dưỡng ngày càng được bồi

đắp, phát triển, góp phần trong việc nâng cao chất lượng giải của đội tuyển học sinh giỏi.

Cụ thể:

Trước khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của đội tuyển do tôi phụ trách là

Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải

2014-2015 0 0 2 1 3

2015-2016 0 0 2 3 5

Sau khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của đội tuyển do tôi phụ trách là

Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải

2016-2017 1 0 1 3 5

2017-2018 0 1 3 0 4

2018-2019 0 1 2 1 4

10.1.2. Về phía học sinh

- Các em trong đội tuyển thể hiện sự hứng thú rõ rệt với bài học, cách học mà

giáo viên hướng dẫn. Giờ học không trở nên nặng nề theo tính chất bắt buộc mà trên tinh thần tự giác, tự tìm hiểu, khám phá. Điều này giúp các em không chỉ đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi mà trong các bài thi học kì, thi chuyên đề, thi khảo sát chất lượng của Sở, thi thử Đại học…các em đều đạt điểm từ khá trở lên.

- Phương pháp học tập theo kiểu truyền thống, học sinh giữ vai trò bị động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến sự nhàm chán trong giờ học, không phù hợp với xu hướng phát triển của lứa tuổi đang muốn tự khẳng định bản thân.

- Với một số giải pháp mới học sinh được rèn luyện thêm những kĩ năng khác như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tự học… Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho học sinh trong xã hội hiện đại, nhất là đối với các em học sinh lớp 12 - lứa tuổi chuẩn bị cho một cuộc sống mới khi tốt nghiệp THPT.

Đây cũng là cơ hội để học sinh tự rèn tính trung thực và mạnh dạn phát biểu và có trách nhiệm với kết quả học tập của mình. Cùng đó mỗi tiết học trở nên sinh

động hơn trước. Kĩ năng đọc - hiểu, nói và viết của học sinh đã được cải thiện rất nhiều…

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Để đánh giá hiệu quả của việc triển khai những giải pháp trên, tôi thực hiện khảo sát theo hai hướng: khảo sát kết quả thi THPTQG, kết quả thi học sinh giỏi các năm gần đây của Nhà trường và của Sở.

- Trong những năm qua, các em lớp 12 điểm thi THPTQG môn Văn khá cao.

Ví dụ: Năm học 2016-2017 lớp 12A5 do tôi đứng lớp có em Trần Thị Thu Trang 9,0 điểm (Học viện Cảnh sát), em Đào Nguyệt Anh 9,5 điểm (Đại học Luật Hà Nội), em Trần Thị Luyến 9,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Nguyễn Thị Hoa 9,0 điểm (Đại học Ngoại Thương TP Hồ Chí Minh). Năm học 2017- 2018, tôi tham gia giảng dạy cùng cô giáo Nguyễn Thị Anh Trâm, kết quả môn Văn của em Phan Thị Ngọc Ánh 8,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Nguyễn Thị Nhung 8,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Vũ Văn Thi 7,75 điểm( Học viện An Ninh), em Đào Thị Hiền 8,0 điểm(Học viện Ngân hàng). Năm học 2018-2019 tôi tham gia giảng dạy cùng cô giáo Đặng Thị Thoan, kết quả môn Văn của em Tống Thị Thanh 7,5 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Nguyễn Kim Oanh 8,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Triệu Thúy Vy (Đại học KHXH và NV), em Lại Lê Hằng Nga 8,5 điểm (Đại học KHXH và NV), em Vũ Thị Minh Ánh 7,75 điểm (Học viện Tài chính)

- Một số đồng nghiệp trong tổ đã vận dụng đề tài này vào việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi và thu được những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể:

 Trước khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của tổ Văn là:

Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải

2014-2015 0 0 5 9 14

2015-2016 0 0 4 8 12

Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải

2016-2017 1 1 11 8 21

2017-2018 0 1 3 0 4

2018-2019 0 3 5 5 13

- Như vậy, sau khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của tổ Văn là tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng. Chất lượng và kết quả của đội tuyển môn Văn được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Đối với một trường miền núi có điểm tuyển đầu vào lớp 10 thấp nhất, nhì trong toàn tỉnh thì đây là những kết quả đáng mừng, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng giáo dục của nhà trường.

11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến

STT Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi áp dụng sáng kiến

1

Vi Thị Thanh Huệ Giáo viên trường

THPT Tam Đảo (Đã chuyển về trường Trần Phú)

Bồi dưỡng đội tuyển HSG khối 10( Có giải Nhất)

2

Nguyễn Thị Yên Giáo viên trường

THPT Tam Đảo (Đã chuyển về trường Trần Phú)

Bồi dưỡng đội tuyển HSG khối 12( Có giải Nhất)

3 Mạc Thu Hương Giáo viên trường

THPT Tam Đảo

Bồi dưỡng đội tuyển HSG khối 11( Có giải Ba)

4

Trương Thị

Phương Thúy

Giáo viên trường THPT Tam Đảo

Ôn thi THPTQG

Bồi dưỡng đội tuyển HSG khối 10, 11( Có giải Nhất)

5

Đặng Thị Thoan Giáo viên trường

THPT Tam Đảo

Ôn thi THPTQG

Bồi dưỡng đội tuyển HSG khối 10,12( Có giải Ba)

Trâm THPT Tam Đảo Bồi dưỡng đội tuyển HSG

khối 10( Có giải Nhì).

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ được tôi rút ra trong quá trình giảng dạy, rất mong muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để đúc rút ra những phương pháp tốt nhất trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Văn ở trường THPT, phù hợp với trình độ, điều kiện học tập của học sinh hiện nay. Với trình độ bản thân có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của cán bộ nghiệp vụ Sở giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tam Đảo, ngày tháng năm 2020 Tam Đảo, ngày 22 tháng 02 năm 2020

Thủ trưởng đơn vị

Dương Văn Bảng

Tác giả sáng kiến

Trần Thị Thúy Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn trường THPTNXB

2. Giáo dục – H.2010.

3.Lí luận dạy học tích cực – Lê Văn Lộc (chủ biên) – NXB ĐHQG – H.2011.

4. Chuẩn kiến thức kĩ năng 10,11,12NXB Giáo dục – H.2009. 5. Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn - NXB Giáo dục – H.2011. 6. Tuyển tập đề thi OLYMPIC 30 tháng 4, lần thứ XVI – 2010. 7. Muốn viết được bài văn hay - NXB Giáo dục – H.2000 - Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên). 8. Tuyển tập đề thi OLYMPIC 30 tháng 4, 2015. 9. Tuyển tập đề thi OLYMPIC 30 tháng 4, 2016. 10. Tuyển tập đề thi OLYMPIC 30 tháng 4, 2017. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu...1

2. Tên sáng kiến:...3

3. Tác giả sáng kiến...3

4. Chủ đầu tư sáng kiến:...3

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử...4

7. Mô tả bản chất của sáng kiến...4

7.1. Đánh giá thực trạng của đề tài khi áp dụng và thử nghiệm...4

7.1.1. Đánh giá thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến...4

7.1.2. Nguyên nhân...5

7.2. Những giải pháp đã áp dụng...6

7.2.1. Phát hiện và tuyển chọn những học sinh có năng khiếu bộ môn...6

7.2.2 Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển...7

7.2.3. Dạy học – Bồi dưỡng...8

7.3. Về khả năng áp dụng sáng kiến...53

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):...53

9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến...53

9.1. Về phía giáo viên...53

9.2. Về phía học sinh...54

9.3. Về phía nhà trường...54

10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến...55

10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả...55

10.1.1. Về phía giáo viên...55

10.1.2. Về phía học sinh...55

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân...56

11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến...57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt (Trang 53)