10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
10.1.1. Về phía giáo viên
Có sự chủ động về kiến thức, ít gặp lúng túng và vướng mắc như trước đây. Kiến thức được củng cố, mở rộng. Kinh nghiệm bồi dưỡng ngày càng được bồi
đắp, phát triển, góp phần trong việc nâng cao chất lượng giải của đội tuyển học sinh giỏi.
Cụ thể:
Trước khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của đội tuyển do tôi phụ trách là
Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải
2014-2015 0 0 2 1 3
2015-2016 0 0 2 3 5
Sau khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của đội tuyển do tôi phụ trách là
Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải
2016-2017 1 0 1 3 5
2017-2018 0 1 3 0 4
2018-2019 0 1 2 1 4
10.1.2. Về phía học sinh
- Các em trong đội tuyển thể hiện sự hứng thú rõ rệt với bài học, cách học mà
giáo viên hướng dẫn. Giờ học không trở nên nặng nề theo tính chất bắt buộc mà trên tinh thần tự giác, tự tìm hiểu, khám phá. Điều này giúp các em không chỉ đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi mà trong các bài thi học kì, thi chuyên đề, thi khảo sát chất lượng của Sở, thi thử Đại học…các em đều đạt điểm từ khá trở lên.
- Phương pháp học tập theo kiểu truyền thống, học sinh giữ vai trò bị động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến sự nhàm chán trong giờ học, không phù hợp với xu hướng phát triển của lứa tuổi đang muốn tự khẳng định bản thân.
- Với một số giải pháp mới học sinh được rèn luyện thêm những kĩ năng khác như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tự học… Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho học sinh trong xã hội hiện đại, nhất là đối với các em học sinh lớp 12 - lứa tuổi chuẩn bị cho một cuộc sống mới khi tốt nghiệp THPT.
Đây cũng là cơ hội để học sinh tự rèn tính trung thực và mạnh dạn phát biểu và có trách nhiệm với kết quả học tập của mình. Cùng đó mỗi tiết học trở nên sinh
động hơn trước. Kĩ năng đọc - hiểu, nói và viết của học sinh đã được cải thiện rất nhiều…
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Để đánh giá hiệu quả của việc triển khai những giải pháp trên, tôi thực hiện khảo sát theo hai hướng: khảo sát kết quả thi THPTQG, kết quả thi học sinh giỏi các năm gần đây của Nhà trường và của Sở.
- Trong những năm qua, các em lớp 12 điểm thi THPTQG môn Văn khá cao.
Ví dụ: Năm học 2016-2017 lớp 12A5 do tôi đứng lớp có em Trần Thị Thu Trang 9,0 điểm (Học viện Cảnh sát), em Đào Nguyệt Anh 9,5 điểm (Đại học Luật Hà Nội), em Trần Thị Luyến 9,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Nguyễn Thị Hoa 9,0 điểm (Đại học Ngoại Thương TP Hồ Chí Minh). Năm học 2017- 2018, tôi tham gia giảng dạy cùng cô giáo Nguyễn Thị Anh Trâm, kết quả môn Văn của em Phan Thị Ngọc Ánh 8,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Nguyễn Thị Nhung 8,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Vũ Văn Thi 7,75 điểm( Học viện An Ninh), em Đào Thị Hiền 8,0 điểm(Học viện Ngân hàng). Năm học 2018-2019 tôi tham gia giảng dạy cùng cô giáo Đặng Thị Thoan, kết quả môn Văn của em Tống Thị Thanh 7,5 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Nguyễn Kim Oanh 8,0 điểm (Đại học Ngoại Thương Hà Nội ), em Triệu Thúy Vy (Đại học KHXH và NV), em Lại Lê Hằng Nga 8,5 điểm (Đại học KHXH và NV), em Vũ Thị Minh Ánh 7,75 điểm (Học viện Tài chính)
- Một số đồng nghiệp trong tổ đã vận dụng đề tài này vào việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi và thu được những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể:
Trước khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của tổ Văn là:
Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải
2014-2015 0 0 5 9 14
2015-2016 0 0 4 8 12
Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số giải
2016-2017 1 1 11 8 21
2017-2018 0 1 3 0 4
2018-2019 0 3 5 5 13
- Như vậy, sau khi áp dụng kinh nghiệm, số lượng giải của tổ Văn là tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng. Chất lượng và kết quả của đội tuyển môn Văn được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Đối với một trường miền núi có điểm tuyển đầu vào lớp 10 thấp nhất, nhì trong toàn tỉnh thì đây là những kết quả đáng mừng, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng giáo dục của nhà trường.