3.1. Kết luận.
3.1.1. Với tư cách là một cán bộ quản lý của trường THPT Tân Kỳ, trải qua quá trình gần 10 năm làm công tác quản lý, bằng kiến thức lý luận đã được học và bồi dưỡng, bằng trải nghiệm thực tế những công việc đã tham gia, bản thân tơi nhận thấy, để giáo dục tồn diện học sinh, để phát triển nhà trường, thì mỗi trường học ngồi sự phát huy nội lực vốn có của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, thì cần phải hết sức coi trọng sự phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương. Sau một thời gian trăn trở, đưa vào áp dụng, bản thân tôi đã mạnh dạn chia sẻ đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để giáo dục học sinh và phát triển nhà trường”. Đề tài này khơng chỉ được áp dụng có hiệu quả tại
trường chúng tơi mà cịn được chia sẻ, áp dụng tại các trường THPT và TTGDNN- GDTX trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Thiết nghĩ, đề tài này có thể phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi cho tất cả các trường học, tùy vào tình hình thực tế từng trường, từng cấp học, từng địa phương để ứng dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.
3.1.2. Trải qua 2 năm học áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy rằng, sáng kiến kinh nghiệm này thực sự có hiệu quả thiết thực trong quá trình phối hợp để giáo dục tồn diện học sinh và góp phần phát triển nhà trường. Tham gia các hoạt động phối hợp, học sinh ngoài việc được học kiến thức, học văn hóa trong nhà trường, thì đã có thêm nhiều thời gian, cơ hội được tham gia các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền, ngoại khóa, dã ngoại, trải nghiệm thực tế, hội trại, văn nghệ, thể dục, thể thao, khám sức khỏe định kỳ, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, tham gia nhiều hội thi bổ ích, nhiều chương trình tri ân, thiện nguyện, về nguồn… Các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương đã góp phần khơng nhỏ giáo dục các em ý thức tuân thủ pháp luật, giúp các em nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Đồng thời, giúp các em có thêm định hướng nghề nghiệp, rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống để các em xứng đáng là những học sinh trong thời đại mới, thời đại 4.0, thời đại mà con người cần trang bị nhiều kỹ năng mềm để giúp các em tự tin hòa nhập với cộng đồng, trở thành những cơng dân tồn cầu trong tương lai…
Bên cạnh đó, việc áp dụng sáng kiến nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đồn thể ở địa phương cịn góp phần giúp nhà trường thu hút được nhiều hơn sự đầu tư, ủng hộ về cơ sở vật chất, về kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp, phụ huynh, cựu học sinh, các nhà hảo tâm… để có được một nguồn lực nhất định xây dựng, sửa sang, mua sắm những hạng mục cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy và học, làm cho cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang hơn, hiện đại hơn, góp phần thúc đẩy nhà trường ngày càng phát triển.
3.2. Kiến nghị