Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng việt nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 52 - 53)

kiến theo ý kiến tác giả, cá nhân, tổ chức.

Thứ nhất, phát triển TDPB trong dạy học lịch sử có tác dụng trong việc giúp HS trao đổi kiến thức lịch sử một cách chủ động, hiệu quả và chính xác. Khi đánh giá một vấn đề, HS phải có sự hiểu biết sâu sắc, mà con đường chiếm lĩnh tri thức nhanh nhất, chủ động nhất là tự mình tìm kiếm, đọc hiểu và tiếp thu.

Phát triển tư duy phản biện cho HS trong dạy học Lịch sử giúp người học luôn có cơ hội khám phá, tìm hiểu, tạo điều kiện cho tư duy hoạt động liên tục và không có điểm dừng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp niềm ham mê học tập ở mỗi HS, tăng cường khả năng tự học của HS.

Thứ hai, TDPB trang bị cho HS những kĩ năng cơ bản của tư duy để đưa ra những phán đoán thuyết phục. Trong quá trình giải quyết vấn đề của TDPB, HS phải thực hiện nhiều thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận, lập luận đó là những thao tác tư duy cần thiết trong học tập chung và trong cuộc

sống nói riêng. Đồng thời, khi có được TDPB, HS có được nhiều kĩ năng cơ bản cần thiết khác như khả năng giao tiếp tốt, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng phân tích và lập luận.

Thứ ba, TDPB giúp hình thành nên những công dân có trách nhiệm xã hội trên nền tảng những nhận thức khoa học.

Thứ tư, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới Giáo dục, đào tạo nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng, qua đó hình thành những con người Việt Nam có tư duy độc lập, có nhận thức khoa học và hành động vì sự phát triển cộng đồng.

11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sángkiến lần đầu :

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng việt nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)