Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng việt nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 47 - 49)

1 Thực nghiệm sư phạm

1.3Đánh giá kết quả thực nghiệm

Theo các tiêu chí đó chúng tôi đánh giá, việc sử dụng các biện pháp và tổ chức các giờ học Lịch sử nhằm phát triển TDPB cho HS có tính khả thi và bước đầu có kết quả tốt. Qua việc đọc bài kiểm tra của HS chúng tôi đánh giá một số biểu hiện của TDPB ở HS như sau:

Thứ nhất: sự tích cực, hứng thú của HS trong lớp học và khả năng nhận diện, xác định được vấn đề Lịch sử. Biểu hiện này ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt hoàn toàn.

- Lớp 12D2 (lớp đối chứng) GV tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống phát vấn, đàm thoại giúp HS lần lượt tìm hiểu các nội dung trong SGK. HS học tập với không khí trầm lặng, nhiều HS uể oải,còn nói chuyện trong giờ, chỉ một vài HS phát biểu xây dựng bài.

Đối với bài tập và bài kiểm tra, nhiều em chưa hiểu đề bài, không hiểu cách làm, làm bài theo kiểu tóm tắt tài liệu, chép lại tư liệu.

- Đối với lớp 12D1 (lớp thực nghiệm), khi nhận được tư liệu, vấn đề nghiên cứu HS đã tích cực, chăm chú đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin và có những thắc mắc hỏi GV trong quá trình đọc tư liệu. Khi tiến hành thảo luận HS rất hăng hái, đưa ra nhiều ý kiến tranh luận sắc xảo, chủ động đứng lên đặt câu hỏi cho bạn, cố gắng giải thích, chứng minh, quyết tâm bảo vệ ý kiến của mình. Khi làm bài kiểm tra phần lớn các em đã hiểu đúng đề bài, xác định được nội dung và cách làm bài tập.

Thứ hai, khả năng thu thập và đánh giá thông tin liên quan đến vấn đề.

- HS lớp 12D2 (lớp đối chứng) chủ yếu dựa vào SGK, lời giảng của GV. Một số bài tập có tham khảo thông tin trên mạng nhưng các em chưa biết thẩm định và phê phán thông tin, gặp đâu là chép đó.

- Bài tập của HS lớp 12D1 (lớp thực nghiệm) tham khảo nhiều nguồn thông tin, đặc biệt nhiều bài làm cho thấy HS đã chọn lọc những thông tin có giá trị, biết cách sắp xếp và xâu chuỗi vấn đề logic.

Thứ ba, khả năng lập luận, đánh giá sự kiện, nhân vật Lịch sử.

- Biểu hiện này, đa phần HS lớp 12D2 chưa biết cách lập luận và đánh giá nhân vật, sự kiện Lịch sử. Các em chỉ đưa ra được một vài nhận xét và kết luận mang tính chủ quan ,chưa đưa ra được dẫn chứng, căn cứ cho quan điểm của mình.

- Ngược lại HS lớp 12D1 có nhiều bài viết với lập luận sắc sảo, có dẫn chứng cụ thể qua các sự kiện, tư liệu. Các em đã đưa ra được ý kiến đánh giá riêng của mình với những lí lẽ, lập luận có căn cứ.

Thứ tư, nhận thức Lịch sử của HS rất phong phú. Các em nhìn nhận Lịch sử ở nhiều khía cạnh, từ nhiều góc độ. Đáo ứng được các mức độ câu hỏi nhận thức khác nhau.

Thứ năm, HS biết đưa ra ý kiến, suy nghĩ và quan điểm của mình về các vấn đề Lịch sử.

Kết quả thu được sau bài kiểm tra đánh giá ở 2 lớp như sau:

Lớp SS Làn điểm 0 - >3,5 3,5- >5 5- >6,5 6,5 - >8 Trên 8 SL % SL % SL % SL % SL % 12D 2 35 3 8,6 7 20 17 48,6 5 14,3 3 8,6 12D 1 36 0 0 3 8,3 7 19,4 14 38,9 12 33,3

Thái độ quan tâm, niềm hứng thú với Lịch sử của HS,ở một góc độ nào đó, HS đã thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với quá khứ và tương lai của của dân tộc. Có ý thức quan tâm tới Lịch sử, nhận thức Lịch sử sâu sắc và tư duy độc lập là biểu hiện cho những phẩm chất của người công dân có trách nhiệm. Đây là lần đầu tiên các em được học tập theo phương pháp, hình thức mới, cách tổ chức dạy học hoàn toàn khác so với trước đó, vai trò của GV và HS hoàn toàn thay đổi.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng việt nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 47 - 49)