- Hướng dẫn làm bài tập:
PHẦN KẾT LUẬN
Từ hệ thống bài tập trên, có thể rút ra nguyên tắc về đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận như sau: Đưa trực tiếp bằng cách thêm câu văn biểu cảm; Đưa gián tiếp qua lời kể, lời miêu tả, lời nhận xét đánh giá.
Cuộc sống ngày nay đòi hỏi con người phải có những kĩ năng và năng lực thiết thực. Để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, giáo dục đã thay đổi và còn thay đổi nhiều hơn nữa. Mục tiêu của mỗi môn học trong nhà trường là phải hình thành cho người học những kĩ năng, năng lực cơ bản. Môn Ngữ văn có nhiệm vụ quan trọng là trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu để giao tiếp xã hội, đó là: nghe, nói, đọc, viết. Nhà trường Phổ thông từng bước hình thành những kĩ năng này cho người học thông qua hai hoạt động chính là Đọc văn và Làm văn. Riêng với Làm văn, song song với lĩnh hội tri thức, người học phải tạo lập được những loại văn bản thông dụng của cuộc sống. Trong số những văn bản phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người, có văn bản nghị luận. Để hình thành được năng lực tạo lập văn bản nghị luận, người học phải trải được qua một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc. Trước kia, việc rèn luyện chưa được coi trọng, nhưng bây giờ, nó được coi là một hoạt động đặc biệt quan trọng. Bởi vì chỉ khi được rèn luyện, ta mới có thể thành thạo một kĩ năng và hình thành nên một năng lực nào đó. Dạy học Làm văn lớp 8, THCS là bước đâu rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận từ đó hình thành năng lực tạo lập loại văn bản này. Một trong những kĩ năng quan trọng giúp cho bài văn nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất là: kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận - đây là kĩ năng góp phần nâng cao tối đa hiệu quả diễn đạt cho học sinh khi bày tỏ quan điểm ý kiến riêng trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
Khi nghiên cứu đề tài rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn bản nghị luận, tôi đã vận dụng được những cơ sở lí luận về dạy học Làm văn nói chung và dạy học kiểu văn bản nghị luận nói riêng vào việc xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện thực hành kĩ năng này. Đồng thời trên cơ sở tìm hiểu, điều tra thực tiễn về dạy và học kiểu văn bản nghị luận ở trường phổ thông tôi cũng đã đề xuất được những hình thức tổ chức rèn luyện loại kĩ năng nói trên.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên những nghiên cứu, đề xuất của tôi về việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, những đề xuất của tôi cần được tiếp tục kiểm nghiệm nhiều hơn trong thực tế dạy học.
Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đứng trước thực trạng dạy học Làm văn còn gặp rất nhiều khó khăn, tôi thiết nghĩ: Để hình thành năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8, mỗi thầy cô đứng lớp cần phải nỗ lực hơn nữa trong vận dụng phương pháp dạy học mới và học sinh phải tích cực hơn nữa, chủ động hơn nữa trong rèn luyện phương pháp suy nghĩ, rèn luyện phương pháp tư duy, rèn luyện phương pháp học học tập
Với những kết quả nghiên cứu ban đầu được thể hiện trong Sáng kiến kinh nghiệm, tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến nhỏ, góp phần việc nâng cao hiệu quả giáo dục của môn Ngữ văn trong nhà trường Phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê A – Những cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học Tiếng Việt - Bài giảng chuyên đề, 2008.
2 Lê A- Phương pháp dạy học tạo lập văn bản - Bài giảng chuyên đề, 2008. 3 Lê A – Lí thuyết giao tiếp và việc tổ chức dạy học Tiếng Việt trong
nhà trường Phổ thông – Bài giảng chuyên đề, 2008.
4 Lê A - Đình Cao – Giáo trình Làm văn tập 1 - NXB Giáo dục, 1989 5 Lê A - Đình Cao – Giáo trình làm văn tập 2 - NXB Giáo dục, 1991 6 Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán - Phương pháp dạy học
Tiếng Việt - NXBGD, 1996
7 Lê A - Vương Toàn - Nguyễn Quang Ninh - Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ (tập 1 +2), tài liệu dịch - NXBGD, 1998
8 Lê A - Nguyễn Trí - Giáo trình làm văn - NXB Giáo dục, 2001.
9 Nguyễn Thị Ban – Lí thuyết Graph với dạy học Ngữ văn – Bài giảng chuyên đề, 2008
10 Nguyên Đăng Điệp - Đỗ Việt Hùng - Vũ Băng Tú - Ngữ văn nâng cao 8
- NXB Giáo dục, 2008
11 Lê Đình Mai - Để học tốt các kiểu bài Nghị luận THPT - NXB Giáo dục, 1995
12 Nguyễn Quang Ninh - 150 bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn - NXB Giáo dục, 1993
13 Nguyễn Quang Ninh - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt - NXB Giáo dục, 1998
14 Nguyễn Quang Ninh - Phương pháp phát triển lời nói cho học sinh - Bài giảng chuyên đề, 2008.
15 Nguyễn Quang Ninh – Phương pháp nghiên cứu trong lí luận dạy Tiếng – Bài giảng chuyên đề, 2008
16 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - SGK ngữ văn 6/7/8/9 - NXB Giáo dục, 2008
17 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - SGV Ngữ văn 6/7/8/9 - NXB Giáo dục, 2008
18 Nguyễn Khắc Phi - Nguyễn Hoành Khung - Nguyễn Minh Thuyết - Trần Đình Sử - Bài tập Ngữ Văn 6/7/8/9 - NXB Giáo dục, 2008
19 Nguyễn Quốc Siêu - Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông - NXB Giáo dục, 1998
học xã hội, 1985
21 Đỗ Ngọc Thống - Làm văn từ lý thuyết đến thực hành- NXB Giáo dục, 1997 22 Đỗ Ngọc Thống - Vấn đề then chốt nhất là... đổi mới cách ra đề văn -
Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 8 năm 2006
23 Đỗ Ngọc Thống - Phạm Minh Diệu - Nguyễn Thành Thi - Giáo trình Làm văn - NXB Đại học sư phạm, 2008
24 Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2006 25 Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập 1 - NXB Giáo dục, 2009 26 Hoàng Phê (chủ biên) - Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học, 2004