Bài tập nhóm 3: Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 41)

- Hướng dẫn làm bài tập:

2.3. Bài tập nhóm 3: Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Mục đích của bài tập nhóm 3: Xây dựng loại bài tập này, chúng tôi hướng tới mục đích củng cố nâng cao kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn nghị luận, góp phần hình thành năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh THCS. Bởi vì, quá trình tạo lập văn bản, mắc lỗi là khó tránh khỏi. Biết sửa lỗi là biết rút kinh nghiệm, là có thể tránh được lỗi cho những hoạt động tạo lập văn bản lần sau. Hơn nữa quá trình tạo lập một văn bản cần được thực hiện qua nhiều bước, bước cuối là bước kiểm tra, chưa lỗi sai xót để hoàn thiện văn bản. Do vậy, bài tập chữa lỗi là rất cần thiết.

Phần dẫn ngữ liệu: Ngữ liệu được sử dụng cho bài tập này là những đoạn văn bài văn nghị luận có mắc lỗi về kĩ năng sử dụng biểu cảm của học sinh.

Phần nêu yêu cầu: Bao gồm hai yêu cầu chính, đó là: yêu cầu tìm lỗi và yêu cầu chữa lỗi.

Thực tế lỗi đó trong bài viết của học sinh là rất khác nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi lựa chọn loại lỗi tiêu biểu, đó là lỗi không sử dụng biểu cảm

Bài tập 1:

Ngữ liệu: "Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn rồi sinh ra gian lận, vì cờ bạc là một cách ăn chơi tổn hại nhiều tiền. Hoạ là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành ra công nợ, dẫn đến phải đi ăn xin, trộm cắp, làm những điều xấu. Đã chơi cờ bạc thì không còn danh giá mà thành ra đê tiện. Ta nên giữ gìn, đừng để lây thói xấu đó."

Yêu cầu: Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản gì? Theo em, đoạn văn đã thể hiện rõ cảm xúc của người viết chưa? Muốn thể hiện rõ cảm xúc cần phải làm gì?

Hướng dẫn làm bài tập:

Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nghị luận, bàn luận về hậu quả (tác hại) của thói ham mê cờ bạc.

Đoạn văn chưa thể hiện rõ cảm xúc, thái độ của người viết, bởi vì đoạn văn thiếu các yếu tố biểu cảm. Muốn thể hiện được cảm xúc, cần phải bổ sung những yếu tố biểu cảm hợp lí. Ví dụ như: thêm câu văn biểu cảm; biến đổi câu kể thành câu cảm... VD: Biến đổi câu: Đã chơi cờ bạc thì không còn danh giá mà thành ra đê tiện. Thành câu văn biểu cảm: Đau xót biết bao khi người ta ham mê cờ bạc mà đánh mất danh, mà trở thành kẻ đê tiện!

Bài tập2:

Ngữ liệu: "Mở đầu bài cáo, tác giả nêu cao nguyên lí nhân nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân", "trừ bạo". Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh thế kỉ XVI thì người dân Đại Việt đang bị xâm lựơc, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước

chống xâm lược. Đây là nội dung mới là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo.

Yêu cầu: Hãy đọc đoạn văn nêu trên và cho biết đoạn văn đó có luận điểm gì? Đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm? Nếu không, em có thể bổ sung yếu tố đó như thế nào?

Hướng dẫn làm bài tập

Đoạn văn có luận điểm là: Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược.

Đoạn văn chưa thể hiện được hết cảm xúc thái độ của người viết. Mặc dù, đoạn văn có khẳng định rằng: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiến bộ hơn Nho Giáo. Nghĩa là đoạn văn thiếu những yếu tố biểu cảm cần thiết để bộc lộ cảm xúc của người viết, làm cho đoạn văn thiếu sức thuyết phục đối với người đọc.

Có thể sửa lỗi trên bằng cách bổ sung các yếu tố biểu cảm cho đoạn văn như sau:

Bổ sung các yếu tố biểu cảm bằng cách thêm vào đoạn văn câu văn biểu cảm dưới hình thức câu hỏi tu từ: "Trong hoàn cảnh ấy, làm sao có thể yên dân nếu không đánh giặc?" vào vị trí sau những câu văn phân tích biểu hiện của "yên dân" và "trừ bạo". Cụ thể là: "...Đặt trong hoàn cảnh thế kỉ XVI, thì người dân đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Trong hoàn cảnh ấy, làm sao có thể yên dân nếu không đánh giặc?..."

Có thể tăng cường tính truyền cảm bằng cách biến đổi câu kết của đoạn văn thành câu văn cảm thán. Cụ thể là: "Ôi! đây chính là nội dung mới, là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với nhân nghĩa của Nho giáo xưa kia!"

Trên đây chỉ là một vài gợi ý về việc chữa lỗi không sử dụng biểu cảm và thuyết minh trong văn nghị luận. Học sinh có thể có những cách chữa lỗi khác, sao cho mạch nghị luận vẫn giữ nguyên.

Tóm lại, Việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu cảm nhằm hỗ trợ cho nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp cao là rất cần thiết. Nhưng quá trình sử dụng cần thận trọng tránh lạm dụng, cẩu thả, bởi như vậy sẽ sẽ làm bài văn nghị luận hỏng đi, sai đi về nội dung cũng như phương pháp làm bài. Muốn sử dụng tốt các yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận cần có quá trình rèn luyện thực hành thường xuyên, lâu dài. Để giúp học sinh có quá trình trèn luyện, thực hành ấy chúng tôi xin đề xuất những hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)