- Hướng dẫn làm bài tập:
3. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn nghị luận
văn nghị luận
Chúng tôi quan niệm rằng, để rèn luyện được kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 thì điều quan trọng nhất là: Xây dựng nội dung luyện tập (tức là xây dựng hệ thống bài tập). Sau đó là tổ chức luyện tập thực hành (tức là triển khai hệ thống bài tập). Hai hoạt động này luôn hỗ trợ cho nhau để cùng đem lại hiệu quả cao cho việc hoàn thiện năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh.
Việc tổ chức luyện tập thực hành kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 không phải là việc làm đơn giản, bởi vì quĩ thời gian dành cho hoạt động này trong nhà trường phổ thông là quá ít ỏi (1 tiết). Do vậy giáo viên cần linh hoạt vận dụng các hình thức khác nhau, tranh thủ các điều kiện khác nhau để tiến hành tổ chức cho học sinh luyện tập.
Căn cứ vào chương trình Ngữ văn - phần Làm văn lớp 8, chúng tôi quyết định tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 với những hình thức chính như sau:
3.1. Rèn luyện qua một số bài học trên lớp
Trong chương trình Ngữ văn - phần Làm văn lớp 8, những giờ học trên lớp được chúng tôi lựa chọn để tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng phương thúc biểu cảm trong văn bản nghị luận, cho học sinh là: Giờ học lí thuyết về "Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận"; Giờ luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận” và Giờ viết và trả bài số 7.
Mục đích của giờ học lý thuyết về "Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận" là giúp học sinh nhận biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Mục đích của giờ "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" là: tổ chức cho học sinh nhận diện, phân tích tác dụng của các phương thức biểu đạt và nắm được cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn.
Mục đích của giờ viết và trả bài là kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh, đồng thời giúp học sinh phát hiện lỗi, chữa lỗi trên các phương diện: nội dung kiến thức và kỹ năng làm văn, trong đó có kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm.
Tuy nhiên, với dung lượng thời gian 2 tiết học, 2 tiết làm bài và 1 tiết trả bài, chúng tôi khó có thể thực hiện được hết hệ thống bài tập đã xây dựng. Vì thế, trong giờ học trên lớp chúng tôi chỉ định hướng và làm mẫu một số ví dụ. Còn lại sẽ chuyển sang hình thức luyện tập khác.
3.2. Rèn luyện qua bài tập về nhà
Đây là hình thức luyện tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Bài tập luyện tập được tôi triển khai băng phiếu bài tập, bao gồm bài tập nhóm 1,2,3.
Việc tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận thông qua bài tập về nhà được tôi tiến hành như sau:
- Giáo viên xây dựng phiếu bài tập. Phát phiếu bài tập cho học sinh, thu và chấm bài tập để đánh giá kết quả của việc rèn luyện.
- Học sinh nhận phiếu bài tập, làm bài tập trên phiếu và nộp theo qui định.
Có thể nói rằng, hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận qua bài tập về nhà mất rất nhiều thời gian công sức của Thầy và Trò. Nhưng hiệu quả đạt được rất cao. Đây cũng chính là cách rèn ý thức tự học, tự rèn luyện cho học sinh.
Nhận xét chung: Để đạt mục đích giúp học sinh lớp 8 tạo lập được văn bản nghị luận vừa lôgic chặt chẽ vừa khách quan chính xác vừa truyền cảm hấp dẫn, đã xây dựng hệ thống bài tập và đề xuất một số hình thức tổ chức luyện tập thực hành cho học sinh.