Hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD (Trang 41 - 44)

III. TIẾN TRÌNH

2/ Hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính

cách và có sáu môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật (KT); Nhóm nghiên cứu (NC); Nhóm nghệ thuật (NT); Nhóm xã hội (XH); Nhóm quản lí (QL); Nhóm nghiệp vụ (NV).

Tuy nhiên, trong thực tế, tính cách của nhiều người không bó gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: Nghiên cứu – Kĩ thuật, Nghệ thuật – Xã hội. Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm

C h u n Đ 1 L P 1 0

tính cách.

Lưu ý: Giáo viên có thể đọc thêm bài “Giới thiệu khái quát về nhà tâm lý học TS. John L. Holland” (phụ lục II,chuyên đề 1, lớp 10) để hiểu rõ hơn về lí thuyết mật mã Holland.

1.2.2. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu khả năng, sở thích của bản thân

Giáo viên nêu, ở lớp 9, các em đã được làm trắc nghiệm sở thích. Trắc nghiệm này được xây dựng dựa trên lí thuyết mật mã Holland. Trong tiết hướng nghiệp hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về sở thích và khả năng của bản thân theo lí thuyết này.

Giáo viên trình chiếu hoặc treo 6 bảng về sáu nhóm tính cách theo

lí thuyết mật mã Holland (phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10) và hướng dẫn học sinh đọc qua một lượt các nội dung trong từng bảng.

Sau đó, giáo viên trình chiếu hoặc treo nội dung sơ đồ 2.2. Mô hình

lục giác Holland

(phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10) và yêu cầu học sinh quan sát và vẽ mô hình này vào vở.

Tiếp theo, giáo viên và hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ trong phiếu học tập 2.2 (phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10)

trong thời gian 18 – 20 phút. Tùy theo tính cách và trình độ nhận thức của học sinh trong lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ trên theo một trong ba cách hoặc kết hợp cả ba cách sau:

Cách 1: Giáo viên đính 6 tờ giấy, mỗi tờ giấy có ghi đầy đủ các thông tin của 1 nhóm tính cách lên 6 vị trí trên tường quanh lớp học. Sau đó, yêu cầu tất cả học sinh đến từng vị trí đã dán các tờ giấy ghi sẵn các nội dung, đọc tất cả các nội dung ghi trên sáu tờ giấy, và dừng lại ở vị trí dán tờ giấy ghi nội dung của nhóm tính cách phù hợp với bản thân mình. Những học sinh cùng nhóm tính cách có thể thảo luận cặp đôi các câu

hỏi trong phiếu học tập 2.2;

Cách 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện hai nhiệm vụ trong phiếu học tập 2.2 theo hình thức thảo luận nhóm 4 người;

Cách 3: Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, ghi ra giấy kết quả

tìm hiểu sở thích và khả năng của bản thân.

Sau khi đã thảo luận và làm việc cá nhân xong, giáo viên gọi một số học sinh trình bày lại kết quả tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và khả năng của bản thân. Sau mỗi phần trình bày của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên 1 – 2 nghề hoặc công việc mà em muốn chọn (có thể nêu tên nghề đã giới thiệu sẵn trong bảng - nếu phù hợp) và giải thích lí do vì sao em chọn nghề hoặc công việc đó.

Giáo viên có thể giới thiệu bảng Sự liên hệ giữa nhóm nghề và

khối thi, ban học để học sinh liên hệ, biết được ban mình đang theo học có phù hợp với ngành nghề mình đã chọn không? Nên tăng cường học tập những môn học nào trong quá trình học THPT để theo đuổi được ngành nghề mà mình yêu thích.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)