Thực trạng kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay 1 Kỹ năng tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD (Trang 31 - 34)

2.2.1. Kỹ năng tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp của học sinh THPT

Kỹ năng tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp được biểu hiện qua thái độ và hành vi chủ động lựa chọn thông tin học nghề. Thái độ là những suy nghĩ bên trong mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến hành vi biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân đó trong từng tình huống, điều kiện cụ thể. Thái độ của học sinh THPT trong tiếp cận giáo dục nghề nghiệp là một trong những biểu hiện của động cơ học tập. Nói cách khác, nó cũng phản ánh năng lực của học sinh THPT trong tiếp cận giáo dục nghề nghiệp. Đây là một trong những cơ sở tâm lý quan trọng trong việc phát triển năng lực học nghề của học sinh THPT.

Có thể nói, thái độ của học sinh THPT là “ bà đỡ” cho việc hình thành và phát triển năng lực tiếp cận học nghề. Không thể cải thiện được khả năng học tập nếu học sinh THPT không có thái độ dấn thân và chuyên tâm trong đào tạo nghề. Như vậy, năng lực tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của học sinh THPT phụ thuộc một phần vào thái độ của họ đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, học sinh THPT có thái độ chấp nhận và tâm thế sẵn sàng tham gia các khóa học nghề phù hợp với thể lực và khả năng của họ. “ Ngay từ khi học xong cấp II, bản thân đã xác định là đi học nghề may luôn rồi”, “ thích học làm con giống để bán cho khách du lịch, hỏi được nơi dạy là đi học luôn” ( PVS). Điều này là một lợi thế trong việc phát huy khả năng của cá nhân để tham gia các chương trình dạy nghề cho học sinh THPT. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, tỷ lệ học sinh THPT đã từng chủ động tự tìm kiếm thông tin về cơ sở đào tạo nghề/ chính sách liên quan đến đào tạo nghề khá cao chiếm 88,4%. Phần lớn học sinh THPT đã chủ động tiếp cận được với những thông tin về giáo dục nghê nghiệp.

Sự tìm kiếm thông tin về cơ sở đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố nâng cao khả năng tiếp cận học nghề của. Tuy nhiên, nội dung phân tích nêu trên đã cho thấy, do có nhu cầu nghề nghiệp khác nhau, nên hoạt động tìm kiếm thông tin về cơ sở đào tạo nghề của học sinh THPT cũng có sự khác biệt.

Thực trạng tìm kiếm thông tin về cơ sở đào tạo nghề của học sinh THPT

Có nhu

cầu Không có nhu Total Đã từng tìm kiếm/được cung cấp thông

tin về nghề nghiệp 88,4% 37,5% 56,9%

Chưa từng tìm kiếm/được cung cấp

thông tin về nghề nghiệp 11,6% 62,5% 43,1%

Total 100,0% 100,0% 100,0%

N 69 112 181

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy, số có nhu cầu học tìm hiểu nghề có tỷ lệ cao (88,4%) tìm kiếm thông tin về cơ sở đào tạo nghề (kể cả trường hợp được cung cấp thông tin này) bởi nhu cầu chính là động lực thôi thúc con người hành động. Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy mặc dù đa số học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu nghề đã biết cách biến nhu cầu này thành hoạt động thực tiễn (tìm kiếm thông tin), nhưng bên cạnh đó, một bộ phận khác biểu lộ thái độ không quan tâm, hoặc có thể nói, nhu cầu học nghề của họ chưa tác động đủ mạnh khiến họ vận động tìm kiếm cơ hội học nghề cho bản thân.

2.2.2. Kỹ năng tìm hiểu thông tin về chính sách hỗ trợ định hướng

nghề nghiệp của học sinh THPT

Trên cơ sở năng lực tìm kiếm thông tin về cơ sở đào tạo nghề dành cho học sinh THPT, đề tài đi sâu nghiên cứu kỹ năng tìm kiếm thông tin về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của nhóm đối tượng này, bởi năng lực này cũng góp phần quan trọng nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT

Với câu hỏi: anh/ chị đã tự tìm kiếm những thông tin về chính sách nghề chưa? Kết quả khảo sát của đề tài tại Bình Xuyên Vĩnh Phúc cho thấy học sinh THPT đã từng tự tìm hiểu hoặc được cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ học nghề. Điều này cho thấy sự chủ động, tích cực từ phía học sinh THPT, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin bảo vệ quyền lợi học nghề cho nhóm dân số này.

Bảng 2. Cá nhân/ tổ chức cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ nghề cho học sinh THPT

Số lượng %

Không ai/tổ chức nào/không biết 8 4,4

Chính quyền địa phương 44 24,3

Gia đình 76 42,0

Bạn bè/hàng xóm 8 4,4

Trung tâm dịch vụ việc làm 1 ,6

Khác 6 3,3

Total 181 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, 2017)

Theo kết quả trả lời của học sinh THPT, gia đình là địa chỉ đầu tiên cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ nghề dành cho họ (42,0%). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xã hội, bởi gia đình luôn là nơi mà học sinh nhận được sự quan tâm, lo lắng nhiều nhất.

Bảng 3. Sự hiểu biết chính sách hỗ trợ học nghề

Số lượng %

Cấp học bổng 36 19,9

Miễn, giảm học phí 24 13,3

Hỗ trợ ăn, ở miễn phí 46 25,4

Cung cấp miễn phí tài liệu học tập 1 ,6

Không biết được hỗ trợ gì 10 5,5

Khác 64 35,4

Total 181 100,0

...Như vậy, khả năng tiếp cận những thông tin về cơ sở dạy nghề và chính sách dạy nghề của học sinh THPT được đáp ứng khá thuận lợi. Sự thuận lợi thể hiện ở (1) độ bao phủ của chính sách với đối tượng là học sinh THPT, (2) thể hiện ở mạng lưới tư vấn chính sách hỗ trợ thông tin cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD (Trang 31 - 34)