Học sinh hiểu rõ hơn về năng lực của bản thân

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD (Trang 25 - 27)

Lý thuyết nhân cách

Nhân cách là một khái niệm với nội hàm rộng, bao gồm nhiều mặt cùng tồn tại trong cùng một con người. Nhắc đến nhân cách chính là nhắc đến mặt tâm lý, đời sống tinh thần của một chủ thể nhất định.

Lý thuyết nhân cách về cách tiếp cận học tập xã hội của Bandura

Bandura sinh ra tại Canada, ông đã tiến hành một thực nghiệm rất nổi tiếng đó là thực nghiệm búp bê BoBo. Ông quán sát thực nghiệm của mình và đã rút ra được một số khái niệm cơ bản trong lý thuyết học tập xã hội của mình

Bandura cho rằng "hành vi chúng ta được tập nhiễm thông qua việc quan sát hành vi của người khác và hậu quả của hành vi đó. Do đó việc nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nhân cách chính là việc nghiên cứu hành vi tập nhiễm. Ông khẳng định "ai kiểm soát được mẫu hình trong xã hội thì người đó sẽ kiểm soát được hành vi của người khác.

Quá trình tập nhiễm quan sát phải trải qua các giai đoạn sau: ● Quá trình chú ý

● Quá trình ghi nhớ ● Quá trình tái tạo

● Quá trình khích lệ và thúc đẩy

Quá trình tập nhiễm quan sát cũng chính là quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Cái cốt lõi nhất trong nhân cách chúng ta là một hệ thống các cơ cấu nhận thức đã được tập nhiễm. Trong đó, bắt chước đóng vai trò quan trọng. Thông qua quá trình này, hành vi được hình thành, đó là sản phẩm của quá trình quan sát, bắt chước những mẫu hành vi của người khác. Tổ hợp những mẫu hành vi này tạo nên nhân cách chúng ta. Nhân cách là tổ hợp những mẫu hành vi mà cá nhân có được thông qua việc tập nhiễm quan sát.

● Lý thuyết năng lực

Năng lực có 2 định nghĩa phổ biến hiện nay: Định nghĩa theo trường phái của Anh (ASK) và định nghĩa theo trường phái của Mỹ.

- Năng lực theo trường phái của Anh: Năng lực giới hạn bởi 3 yếu tố: Kiến thức ( Knowledge), Kỹ năng (Skill), Thái độ ( Attitude). Đây còn gọi là mô hình ASK.

- Năng lực theo trường phái của Mỹ: Năng lực là bất kỳ yếu tố tâm lý của cá nhân có thể giúp hoàn thành nhanh chóng công việc hay hành động nào đó một cách hiệu quả.

Mô hình năng lực

Mô hình năng lực ( Competence Model) là mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và đặc điểm cá nhân ( thái độ bản thân) cần để hoàn thành tốt một vai trò hoặc công việc. Mô hình năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là mô hình ASK.

ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn

chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).

Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm:

- Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective)

- Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or physical)

- Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)

Trong đó, kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD (Trang 25 - 27)