Kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 71)

- Hiu biết ca nam gii v nhng du hiu nguy him cho người ph n sau sinh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 22,4% nam giới được phỏng vấn biết đồng thời 3 dấu hiệu trở lên, cao hơn so với báo cáo điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là 7,7% (nam giới), 4,7% (phụ nữ) [25].

Tỷ lệ nam giới không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào trong nghiên cứu này là 6,7%, thấp hơn so với báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là 47,0% (nam giới), 29,7% (phụ nữ) [25], và Báo cáo điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh là khoảng trên 1/3 số phụ nữ

không kể được một dấu hiệu nguy hiểm nào đối với người phụ nữ sau sinh (35,8%) [11].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi dấu hiệu nguy hiểm được nhiều nam giới kểđến nhất là “chảy máu kéo dài và tăng lên” (85,2%); phù hợp với kết quả điều tra cơ bản chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh cũng là dấu hiệu chảy máu được nhiều người biết đến nhất chiếm 50,7% [11]. Và kết quả điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là dấu hiệu chảy máu

được nhiều người kểđến nhất [25].

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số báo cáo và nghiên cứu khác thì chứng tỏ hiểu biết của nam giới về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ sau sinh tương đối tốt. Lý do có thể giải thích là do hiệu quả của các giải pháp can thiệp của chương trình quốc gia 7 hợp tác giữa Chính phủ

nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho 7 tỉnh trong đó có tỉnh Phú Thọ.

Thc hành khám li bà m sau sinh

Bộ Y tế khuyến cáo để tăng cường dự phòng và cấp cứu 5 tai biến sản khoa thì cần tăng cường chăm sóc sau đẻ bằng cách theo dõi chặt chẽ và chăm sóc sản phụ chu đáo trong 6 giờ đầu nhằm phát hiện sớm những bất thường của mẹ và bé và có cán bộ y tế theo dõi chăm sóc sản phụ sau đẻ 2-3 ngày.

Theo quy định của Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS có quy định việc theo dõi – chăm sóc cho bà mẹ và bé sau sinh từ giờ thứ ba

đến hết ngày đầu cụ thể như sau: Bà mẹ và bé được theo dõi 1 giờ một lần; Mẹđược ăn uống và ngủđể lại sức sau sinh, vận động nhẹ nhàng sau 6 giờ và

được theo dõi tình trạng chảy máu, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt; Bé được theo dõi tình trạng bú, thở, tím tái và chảy máu rốn… Sau đó trong vòng 42 ngày sau sinh bà mẹ phải được khám lại ít nhất 1 lần [12].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ tại tỉnh Phú Thọ được khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh chiếm tỷ lệ 77,6%, cao hơn so với một số nước trên thế giới như Palestin là 36,6% [32], Nepal là 34% [33] và Bangladesh là 28% [29].

Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì tỷ lệ phụ

nữ khám lại sau sinh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khám thai, dao động từ

23,8% cho đến 70%, phụ thuộc từng tỉnh. Chất lượng của chăm sóc sau sinh cũng không đáp ứng nhu cầu của bà mẹ, chỉ 31,0% được khuyến khích nhận các thăm khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ [27].

Theo báo cáo tổng kết công tác CSSKSS năm 2005 và phương hướng năm 2006 của Bộ Y tế, tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau sinh chung cả nước là 86% (2003) và 86,2% (2005) và khu vực Nam Trung bộ là 90% (2003) và 92,6% (2005) [7].

Tỷ lệ bà mẹ tại tỉnh Phú Thọ được khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức tương đối cao, cao hơn một số tỉnh khác như Thừa Thiên Huế là 74,9% [48], Thanh Hóa là 67% [45], Thái Nguyên là 52,9% [46], Đà Nẵng là 71,5% [18] nhưng thấp hơn Bình Định là 82% [20], Vĩnh Long là 88,4% [47].

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số nước trên thế giới và so với một số địa bàn trong toàn quốc thì chứng tỏ thực hành khám lại bà mẹ sau sinh tại tỉnh Phú Thọ hiện nay đã được thực hiện tương đối tốt. Lý do có thể giải thích là do hiệu quả của các giải pháp can thiệp của chương trình quốc gia 7 hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho 7 tỉnh trong đó có tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)