- Hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ.
Chuyển dạ là một quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất cho cả mẹ và bé vì vậy bà mẹ cần được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tếđểđược chăm sóc chu đáo hạn chế tối đa các biến cố không lường hết được như băng huyết, sa dây rau, vỡ ối sớm, kiệt sức khi chuyển dạ… Nếu không thể đến
được cơ sở y tế thì phải có cán bộ y tế có chuyên môn đỡ sinh.
Hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm của người mẹ trong quá trình, chuyển dạ là rất quan trọng đối với người phụ nữ và người chồng để kịp thời xử trí tránh những hậu quảđáng tiếc cho mẹ và con. 5 dấu hiệu chính đã được
đưa ra để đánh giá hiểu biết của nam giới về các dấu hiệu nguy hiểm của người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ đó là: Đau bụng dữ dội, Chảy máu nhiều, Sốt, Co giật, Vỡối sớm trước khi đẻ.
Khi được hỏi về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ trong nghiên cứu này có 33,8% nam giới biết đồng thời 3 dấu hiệu trở lên, cao hơn hẳn kết quảđiều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là 7,9% (nam giới); 4,7% (phụ nữ) [25].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam giới tại tỉnh Phú Thọ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào cho người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ là 10%, thấp hơn so với kết quảđiều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ
năm 2005 là 44,3% (nam giới); 33,7% (phụ nữ) [25] và Báo cáo điều tra cơ
bản chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh thì kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ là 41,9% số phụ nữ được phỏng vấn không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào đối với người phụ
Trong nghiên cứu này, dấu hiệu nguy hiểm được nhiều nam giới biết
đến nhất là “đau bụng” (55,7%), phù hợp với kết quả điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là dấu hiệu “đau bụng” được nhiều nam giới biết nhất những chỉ đạt 34% [25] và khác kết quả điều tra cơ bản chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh thì dấu hiệu được biết đến nhiều nhất là “chảy máu nhiều” đạt 34% khi phỏng vấn phụ nữ [11].
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số báo cáo và nghiên cứu trước đó thì chứng tỏ hiểu biết của nam giới về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ là tương đối tốt. Lý do có thể giải thích là do hiệu quả của chương trình quốc gia 7 hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.
- Kiến thức của nam giới về “người đỡ đẻ tốt nhất”
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức về “người đỡ đẻ tốt nhất” của nam giới rất tốt. 100% nam giới được phỏng vấn cho biết “người đỡ đẻ
tốt nhất” là nhân viên y tế. Cao hơn so với kết quả nghiên cứu điều tra ban
đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là 82,7% [25].
- Thực hành chăm sóc trong sinh + Nơi sinh của các bà mẹ
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Phú Thọ, 98,5% nam giới được phỏng vấn cho biết vợ sinh con tại cơ sở y tế nhà nước, cao hơn nhiều so với một số nước trên thế giới như Nam Phi là 55,9% [42], Ấn Độ là 31% [49], và Zimbabwe là 50% [41].
Tại Việt Nam hiện nay sinh con ở cơ sở y tế đang trở nên là một lựa chọn phổ biến. Nghiên cứu thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở Việt Nam tháng 7/2003 cho thấy, tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cho cuộc đẻ khác nhau
ở các tỉnh khác nhau, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là trạm y tế xã và bệnh viện huyện [13]. Báo cáo đánh giá cuối kỳ về thực trạng cung cấp và sử
dụng dịch vụ CSSKSS tại 12 tỉnh tham gia Chương trình Quốc gia 6 Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc Việt Nam năm 2005 thì tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế nhà nước là 81,7% (2003) và 88,2% (2005) [24]. Báo cáo điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh thì hầu hết các sản phụ sinh con tại cơ sở y tế nhà nước, chiếm tỷ lệ cao là sinh con tại các bệnh viên tỉnh và huyện (60,7%, số sinh ở trạm y tế chỉ chiếm 14,5% [11]. Một số nghiên cứu khác đều thống nhất rằng khoảng 80% phụ nữ Việt Nam sinh tại các cơ sở y tế hay tại nhà với người đỡđược đào tạo [34], [37], [43], [44].
Theo báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 có 78,6% phụ nữ sinh con ở cơ sở y tế. Trong đó cao nhất là 100% và thấp nhất là 35,9%. Tỷ lệ phụ
nữ sinh con ở cơ sở y tế của nghiên cứu này cao hơn một số tỉnh khác như Hà Giang là 53,1%, Hòa Bình là 96,9%, Ninh Thuận là 84,2%, Kon Tum là 35,9%, và thấp hơn Tiền Giang là 100%, Bến Tre là 99,3%. [25].
Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế trong nghiên cứu của chúng tôi ở
mức cao, cao hơn một số tỉnh khác như Thừa Thiên Huế là 80,2% [48], Thanh Hóa là 71,5% [45], Vĩnh Long là 68,6% [47], Thái Nguyên là 81,6% [46], và tại Bình Định là 89% [20], và Đà Nẵng là 98,1% [18].
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số nước trên thế giới và so với một số địa bàn trong toàn quốc thì chứng tỏ thực hành chăm sóc trong sinh của các bà mẹ tại tỉnh Phú Thọ hiện nay đã được thực hiện tương
đối tốt. Lý do có thể giải thích là do hiệu quả can thiệp của chương trình quốc gia 7 hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.
+ Người đỡ đẻ của các bà mẹ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi hỏi về “người đỡ đẻ cho vợ” thì kết quả trả lời của nam giới là tương đồng với nơi sinh con vợ. 98,5% nam giới nói vợ sinh con ở CSYT nhà nước cũng nói vợđược nhân viên y tếđỡ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với một số nước trên thế giới như Nam Phi là 55,9% [42], Ấn Độ là 63% [49] và Zimbabwe là 50% [41].
Tại Việt Nam, điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002 do Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ phụ nữđược cán bộ y tếđỡđẻ là 82,4% [13]. Theo cuộc điều tra về thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở Việt Nam tháng 7/2003, người đỡ đẻ cho các sản phụ cũng khác nhau ở các tỉnh khác nhau. Tỷ lệ sản phụđược người có chuyên môn đỡ đẻ cao nhất ở những tỉnh
đồng bằng (Hà Tây, Kiên Giang) và thấp nhất ở những tỉnh miền núi (Đắc Lắc) [2].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với báo cáo tổng kết công tác chăm sóc SKSS năm 2005 và phương hướng năm 2006 của Bộ Y tế, tỷ lệ
phụ nữ toàn quốc đẻ có cán bộ y tếđỡ là 94,7% (2004) và 93,3% (2005) [7]. Và báo cáo đánh giá cuối kỳ về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ
CSSKSS tại 12 tỉnh tham gia Chương trình Quốc gia 6 Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc Việt Nam năm 2005 thì tỷ lệ bà mẹđẻ được nhân viên y tếđỡ là 89,3% (2003) và 93,2% (2005) [7], [24].
Tỷ lệ phụ nữ tại Phú Thọ được cán bộ y tế đỡ đẻ trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức tương đối cao, cao hơn một số nơi khác như Hà Giang (58,1%), Hòa Bình (97,4%), Ninh Thuận (85,9%), Kon Tum (43,5%) [25], Thừa Thiên Huế (80,2%) [48], Thanh Hóa (71,5%) [45], Vĩnh Long (68,6%) [47], Thái Nguyên (97,8%) [46], Bình Định (92,2%) [20] nhưng thấp hơn Đà Nẵng (99%) [18], Tiền Giang (99,5%), Bến Tre (98,8%) [25].
Tuy nhiên, tại Việt Nam việc sinh con tại nhà và không được cán bộ y tếđỡ cũng còn gặp ở hầu hết các cộng đồng với mức độ phổ biến khác nhau, từ những cuộc đẻ không có bất kỳ sự trợ giúp nào ngoại trừ bản thân bà mẹ
cho tới những cuộc đẻ được trợ giúp bởi những người không được đào tạo, không có chuyên môn. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đẻ tại nhà dao động từ khoảng 2%-16,7% ở các khu vực đồng bằng [37], [50] và 50-58% tại các khu vực miền sâu, xa và miền núi [34], [39], [43]. Ở một số vùng nông thôn, phần lớn các ca đẻ diễn ra ở nhà với sự giúp đỡ của nữ hộ sinh hoặc bà đỡ dân gian [30].
Một nghiên cứu về sinh tại nhà ở tỉnh Ninh Bình chỉ ra tỷ lệ băng huyết là 3,3%, 30,6% trẻ được cắt rốn với dụng cụ không hợp vệ sinh, và 41,7% trường hợp không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khác [37]. Các tai biến được báo cáo còn cao hơn nhiều trong số các phụ nữ dân tộc ở các vùng miền núi vì
điều kiện thiếu vệ sinh, thiếu người đỡ được đào taọ và các phong tục lạc hậu [35], [37].
- Vai trò của người chồng khi phụ nữ sinh nở
Thông điệp của ngày Dân số thế giới 11-7 hàng năm có chủ đề “Nam giới - Bạn đồng hành trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ”. Trong thông điệp Quĩ
dân số Liên hiệp quốc phát đi đã nhấn mạnh tới nam giới và vai trò của nam giới là một phần giải pháp để tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Sức khỏe sinh sản bắt đầu với việc bình đẳng giới. Nam giới đóng vai trò chủ đạo trong sức khỏe sinh sản như là người khách hàng, bạn tình và là nhân tố then chốt cho sự thay đổi. Nam giới tham gia và chăm sóc sức khỏe sinh sản như người vận động cho các dịch vụ cần thiết, như người ủng hộ cho các nhu cầu của vợ, bạn tình và như người tiếp nhận các dịch vụ về sức khỏe và phúc lợi cho bản thân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 94,7% nam giới được phỏng vấn cho biết có đưa vợ đi đẻ trong lần sinh con gần nhất, cao hơn so với báo cáo điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là 74,4% (nam giới), 77,9% (phụ nữ) [25].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi hỏi về người giúp đỡ phụ nữ
chuẩn bị cho việc sinh đẻ có 90% nam giới được phỏng vấn cho biết chồng là người giúp đỡ vợ chuẩn bị cho việc sinh đẻ. Ngoài ra còn có mẹ chồng, mẹđẻ
và người khác trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng nhưng ở mức thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả điều tra ban
đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 là 80,0% (nam giới), 83,1% (phụ nữ) [25].
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quảđiều tra ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 thì chứng tỏ sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của người chồng đối với phụ nữ sinh nở tại tỉnh Phú Thọ là rất tốt. Lý do có thể giải thích là do hiệu quả của các giải pháp can thiệp của chương trình quốc gia 7 hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ
Dân số Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho 7 tỉnh trong đó có tỉnh Phú Thọ.