Phương pháp đo đạc, cách xác định các thông số, chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số thông số của máy tách nước bã sắn cải tiến (Trang 45 - 48)

3.5.3.1. Xác định độ ẩm ban đầu của bã

Lấy ngẫu nhiên 9 mẫu bã sắn trước khi đưa vào ép tách nước, mỗi mẫu có khối lượng khoảng 20 g, đánh số mẫu từ 1 đến 9. Cân các mẫu trước và sau khi sấy khô. Để tránh các mẫu không bị hồ hóa các mẫu được sấy ở nhiệt độ 500C đến khi khối lượng mẫu không thay đổi [6]. Độ ẩm bã sắn trung bình xác định theo công thức: 1 100 w n ti si i ti m m m n    , % Trong đó: w – độ ẩm bã sắn trung bình, %;

mti – khối lượng mẫu bã sắn thứ i trước khi sấy, g; msi – khối lượng mẫu bã sắn thứ i sau khi sấy, g; n – số mẫu thử.

3.5.3.2. Cách xác định độ dãn ngang của bã khi ép.

Độ dãn ngang Z của bã khi được ép qua dàn con lăn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất của máy tách nước. Độ dãn ngang tuyệt đối chính là

hiệu số bề rộng lớp bã sau vắt bs và bề rộng lớp bã vào vắt bo. Z = bs - bo

3.5.3.3. Xác định vận tốc băng tải lọc v.

Vận tốc băng tải lọc v chính bằng vận tốc vòng của một điểm trên bề mặt của lô lăn ép nên được xác định theo công thức:

60Dn

v  

Trong đó: D - đường kính lô ép, m; n - số vòng quay lô ép, vg/ph; v - vận tốc băng tải lọc, m/s. 3.5.3.4. Xác định độ dày lớp bã

Độ dày lớp bã vào vào dàn con lăn ho chính là độ lớn khe hở băng tải trên và băng tải dưới sau khi cấp liệu và sau khi ép (hình 3.1).

h1

Hình 3.1. Sơ đồ xác định độ dày lớp bã ho

h1 và h2 được đo bằng thước kẹp. 3.5.3.5. Cách xác định lực ép của dàn con lăn.

Đặt xi lanh khí ở hai bên đầu trục của phía sau của dàn con lăn. Đo lực ép của dàn con lăn thông qua áp suất thủy lực.

Chúng tôi lựa chọn thông số xilanh của máy theo thiết kế có đường kính Φ = 80cm. 3.5.3.6. Cách xác định chi phí năng lượng riêng.

Mức tiêu thụ năng lượng riêng được xác định bằng phương pháp đo thông thường. Dùng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ trong 1 lần thí nghiệm, oát kế để xác định công suất cần thiết, các đồng hồ đo điện, vôn kế, ampe kế, cos.

Các chỉ số này cho phép xác định điện áp và dòng điện, tính toán điện năng tiêu thụ để đối chiếu với công tơ điện và oát kế. Do vậy sau mỗi lần thí nghiệm các giá trị trung bình của các mức tiêu thụ điện năng riêng mà chúng tôi đo được có sai số rất bé để đảm bảo độ tin cậy.

Dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian lấy mẫu trong quá trình thí nghiệm, q (kg) khối lượng một mẫu. Sau mỗi lần lấy mẫu thí nghiệm ta đếm được số vòng quay của công tơ nct . Thời gian là t (phút).

Mức tiêu thụ điên năng riêng là: .1000 . 240. 60 q n N ct e  (kWh/tấn) 3.5.3.7. Cách xác định năng suất máy

Năng suất theo lượng bã nguyên liệu đầu vào của máy được xác định qua công thức:

Q= bo v h1 ρu

Trong đó: bo – bề rộng lớp bã cung cấp vào ép, m; v – vận tốc băng tải, m/s;

h1 – độ dày lớp bã vào ép, m;

ρu – khối lượng riêng của bã ướt cần ép, kg/m3; q – năng suất theo lượng bã nguyên liệu vào ép, kg/s. 3.5.3.8. Cách xác định công suất tiêu thụ

Công suất tiêu thụ điện được xác định thông qua việc đo dòng điện cung cấp cho động cơ điện, sau đó tính toán theo công thức:

N  3.Ilv.U.cos..103, kW (3.25) Trong đó: Cos = 0,8; U = 380 v;

 - Hiệu suất sử dụng thiết bị; chọn  = 0,85 Ilv – dòng điện khi có tải

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số thông số của máy tách nước bã sắn cải tiến (Trang 45 - 48)