4.2.2.1. Ảnh hưởng của vận tốc ép v tới Z và Ws.
Thực nghiệm đơn yếu tố đối với vận tốc băng tải lọc v được tiến hành ở 5 mức từ 0,05 đến 0,15 m/s. Qua thực nghiệm, đề tài giữ các thông số ở mức cố định là: ho = 20mm, lực ép của dàn con lăn Fo = 5kN.
Kết quả thí nghiệm sau khi xử lý thể hiện ở đồ thị 4.11 và 4.12, phương trình thực nghiệm: Z = -21,767 + 770,969v – 2325,714v2 (4.27) 2 373 ,0 1178 , 0 024 , 0 1 v v W s
Hình 4.11. Đồ thị sự ảnh hưởng của vận tốc băng tải lọc v tới độ dãn ngang Z của bã sau ép.
Hình 4.12. Đồ thị sự ảnh hưởng của vận tốc băng tải lọc v tới độ ẩm Ws của bã sau ép.
Nhận xét: Qua hai đồ thị trên ta thấy vận tốc băng tải lọc v tăng, độ dãn ngang tăng theo. Trong khoảng v = 0,1-0,15 m/s tốc độ tăng dần của hàm độ dãn ngang Z = f(v) và Ws = f(v) thay đổi giảm dần. Dựa trên thực nghiệm đo đạc, chúng tôi chọn mức cơ sở của vận tốc băng tải lọc v = 0,1 m/s với mức biến thiên 0,025 m/s khi áp dụng quy hoạch thực nghiệm đa yếu tố và giữ nó cố định ở các thí nghiệm sau.
4.2.2.2. Ảnh hưởng của độ dày lớp bã vào ép ho
Thực nghiệm đơn yếu tố thăm dò ảnh hưởng của độ dày lớp bã vào ép được tiến hành ở 5 mức của ho từ 10-30mm. Các thông số khác giữ ở mức v = 0,1 m/s, Fo=5kN.
Kết quả thí nghiệm được xử lý và trình bảy trên đồ thị 4.13 và 4.14. Phương trình thực nghiệm ảnh hưởng của ho tới Ws và Z là:
Z = 0,067 + 0,453ho + 0,05ho2 (4.28) 0 0 ,117 0006 , 0 024 , 0 1 h h W s
Hình 4.13. Đồ thị sự ảnh hưởng chiều cao lớp bã ho vào ép tới độ dãn ngang Z của bã sau ép.
Hình 4.14. Đồ thị sự ảnh hưởng chiều cao lớp bã ho vào ép tới độ ẩm Ws của bã sau ép.
Kết quả trên đồ thị cho thấy, khi độ dày lớp bã vào vắt ho tăng thì cả độ ẩm Ws lẫn độ dãn ngang Z của bã vắt đều tăng. Trong vùng h = 15-25mm, tốc độ tăng của Ws và Z theo ho có thay đổi. Kết hợp với điều kiện tháo bã dễ dàng (bã sau khi ép có độ ẩm 60% có độ dày trên 5mm thì việc tháo bã dễ dàng, bã dễ dàng bong ra khỏi băng tải khi qua dao gạt bã sau cùng), vì vậy đã chọn mức cơ sở cho thực nghiệm đa yếu tố với độ dày lớp bã vào ép ho = 20mm.
4.2.2.3. Ảnh hưởng của lực ép của dàn con lăn Fo tới độ ẩm và độ dãn ngang Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị Fo trong khoảng 5kN, vì vậy thí nghiệm đơn yếu tố xác định vùng tâm ảnh hưởng của lực ép Fo được tiến hành ở 5 mức từ 4-6kN. Bước thay đổi là 0,5kN. Giữ các thông số khác ở mức như sau: v=0,1m/s; ho = 20mm.
Kết quả thí nghiệm được xử lý và trình bảy trên đồ thị 4.15 và 4.16. Kết quả xử lý số liệu cho ta phương trình thực nghiệm:
Z = 367,09 - 133,4318Fo – 13,257Fo2 (4.29)
o o
s F F
Hình 4.15. Đồ thị sự ảnh hưởng của lực ép của dàn con lăn Fo tới độ dãn ngang Z của bã sau ép.
Hình 4.16. Đồ thị sự ảnh hưởng của lực ép của dàn con lăn Fo tới độ ẩm Ws
Nhận xét: Qua hai đồ thị trên cho thấy khi lực ép F tăng thì độ ẩm bã sau ép Ws giảm liên tục với tốc độ biến thiên giảm dần. Trong khi đó độ dãn ngang Z là một hàm có cực trị. Khi lực ép tăng đến một khoảng nào đó thì độ dãn ngang của bã sau khi ép giảm giần theo khoảng đó, nhưng nếu lực ép tại dàn con lăn tăng quá 5kN thì độ dãn ngang tại điểm ép này sẽ tăng theo dẫn đến độ dãn ngang của bã sau khi ép tăng theo.
Từ kết quả trên cho thấy với độ dày lớp bã vào ép h = 20mm, ta nên điều chỉnh lực ép của dàn con lăn ở mức 5kN. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn giá trị ở mức cơ sở của lực Fo trong nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố là Fo= 5kN.