Xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa DDNP bằng phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý nước thải của dây chuyền sản xuất diazo dinitrophenol bằng giải pháp quang fenton (Trang 64 - 66)

pháp quang Fenton tại các nhà máy sản xuất quốc phòng

4.3.1.1. Nguyên lý giải pháp

Hệ quang –Fenton (Fe2+ + H2O2 •OH + Fe3+ + OH- ) tạo ra gốc tự do •OH có thế oxy hóa cao (E=2,8v), sẽ oxy hóa và phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có DDNP.

4.3.1.2. Đối tượng áp dụng

Quy trình công nghệ này được áp dụng để xử lý cho nước thải của dây chuyền sản xuất thuốc gợi nổ DDNP.

4.3.1.3. Quy trình công nghệ

Sau khi lựa chọn được các điều kiện môi trường tối ưu và dựa vào tiêu chuẩn thông số đầu vào chúng tôi đề xuất quy trình công nghệ, xử lý nước thải dây chuyền sản xuất DDNP như sau:

Hình 4.9 Phương án công nghệ xử lý nước thải sản xuất tại dây chuyền sản xuất DDNP nhà máy Z121

Ghi chú:

1 – Bể điều hòa

2 – Điều chỉnh môi trường 3 – Modul oxy hóa 4 – Modul Lắng 5 – Modul hấp phụ

6 – Bơm nước thải 7 – Thùng chứa H2SO4 8 – Thùng chứa NaOH 9 – Bơm định lượng 10 – Máy khuấy 11 – Hệ thống đèn UV 12- Sân phơi bùn 13- Máy nén khí Fe2+ (1) Nước thải (9) (7) (9) Sân phơi bùn (12) H2O2 13 11 Bùn thải (3) (3) (6) (5) Nước sau xử lý (9) (8) (4) (6) H2SO4 (2) 10 ) NaOH

 Thuyết minh công nghệ:

Nước thải từ các công đoạn của dây chuyền sản xuất DDNP được thu gom vào bể điều hòa (1), trước khi đưa vào bể điều hòa nước thải được hủy tính nổ, sau đó nước thải được bơm lên Modul điều chỉnh môi trường (2) tại đây nước thải được điều chỉnh pH xuống môi trường axit bằng dung dịch H2SO4 (pH = 3-3,5). Sau đó nước thải được sang Modul oxy hóa (3) tại đây bổ sung H2O2 và Fe2+ và tiến hành chiếu đèn UV để xử lý DDNP, COD, tổng phenol và các chất hữu cơ khác. Sau thời gian 150-180 phút, tắt đèn UV bổ sung NaOH để điều chỉnh pH lên môi trường trung tính, trước khi đưa sang bể lắng lamen (4) tiếp tục được bổ sung hóa chất trợ lắng (PAC) tại đây các chất hữu cơ, Fe3+ sẽ tạo kết tủa và được loại bỏ tại đây phần còn lại tiếp tục được đưa sang Modul hấp phụ (5) để loại bỏ các chất còn lại sau đó nước thải được thải ra hệ thống thoát nước chung của Nhà máy (Nước thải sau quá trình xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B).

 Các hạng mục và thiết bị bao gồm:

(1) Bể điều hòa, (2) Điều chỉnh môi trường, (3) Modul oxy hóa; (4) Modul lắng; (5) Modul hấp phụ; (6) Bơm nước thải; (7) thừng chứa H2SO4; (8) Thùng chứa NaoH; (9) Bơm định lượng; (10) Máy khuấy; (11) Hệ thống đèm UV; (12) Sân phơi bùn; (13) Máy nén khí.

4.3.2. Thử nghiệm điều kiện tối ưu để xử lý nước thải chứa DDNP tại nhà máy Z121 – Tổng cục CNQP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý nước thải của dây chuyền sản xuất diazo dinitrophenol bằng giải pháp quang fenton (Trang 64 - 66)