Các hình thức huy động vốn:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng VPBank phòng giao dịch trung hoà nhân chính cầu giấy hà nội (Trang 32 - 37)

DỊCH TRUNG HÒA – NHÂN CHÍNH

2.2.2.Các hình thức huy động vốn:

Các Ngân hàng Thương mại là một kênh dẫn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế, công tác huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua chi nhánh Kinh Đô – PGD Trung Hòa Nhân Chính đã không ngừng đẩy mạnh và tăng cường công tác này.Hệ thống NHTM nói chung, ngân hàng VPBank Hà nội nói riêng đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế

Thủ đô trong những thời gian vừa qua. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế Thủ đô, Ngân hàng VPBank Hà nội đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra nhiều hình thức huy động nhất là các nguồn vốn trung và dài hạn để tạo lập nguồn vốn cho riêng mình. Trong những năm vừa qua, tình trạng thiếu vốn mà cụ thể hơn là thiếu tiền đồng trong hệ thống NHTM là một vấn đề rất nóng bỏng, thị trường tiền tệ luôn rơi vào tình trạng căng thẳng về vốn, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng cách đồng loạt nâng lãi suất huy động và kèm theo một số tiện ớch khỏc nhằm thu hút khách hàng, thậm chí một số Ngân hàng dùng biện pháp hoán đổi ngoại tệ với NHTW.

Trong các loại hình huy động vốn của Ngân hàng VPBank thì VPBank chi nhánh Kinh Đô - PGD Trung Hòa Nhân Chính chủ yếu tập trung vào các loại hình huy động chính như sau:

_ Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế _ Huy động tiền gửi từ dân cư

_ Huy động tiền kí quỹ

*Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Đây là các khoản mục tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán cho việc chi trả tiền nguyờn nhiờn vật liệu, hàng hoá - dịch vụ, công lao động…

Bảng 2: Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn số liệu báo cáo tổng kết năm 2008-2009)

Nhìn vào bảng 2 ta thấy tỷ trọng tiền gửi của các TCKT trong tổng vốn huy động tăng trưởng cao và ổn định qua các năm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2008 tỷ trọng tiền gửi của các TCKT chiếm 49,2 % trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 881,5 tỷ đồng. Năm 2009 lượng tiền gửi từ các TCKT tăng mạnh, tỷ trọng chiếm 57,5% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 1379 tỷ đồng tăng 58% so với năm 2008. Với tỷ lệ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm như trên đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã không ngừng huy động được các nguồn vốn có qui mô lớn và có độ ổn định cao. Từ đó Ngân hàng có thể sử dụng một lượng lớn tồn khoản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động với chi phí thấp nhất. Xác định nguồn vốn huy động từ các TCKT là rất quan trọng, đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất, có độ ổn định cao và qui mô tiền gửi lớn, nhưng ngược lại Ngân hàng lại bị phụ thuộc vào các luồng vốn gửi vào hay rút ra của khách hàng nhát là các khách hàng lớn. Do vậy mà trong những năm qua Ngân hàng đã tiến hành phân loại khách hàng, xác định khách hàng trọng tâm để có chính sách khách hàng linh hoạt, vận dụng lãi suất mềm dẻo, sử dụng nhiều hình

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh +/- 2008/2009 Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 1793 2396 603 134

Tiền gửi của tổ chức kinh tế 881,5 1379 497,5 158

thức và biện pháp khác nhau nhằm duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời ngân hàng nên tạo điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ vay vốn của mình tạo mối quan hệ để huy động vốn sau này.

*Tiền gửi tiết kiệm:

Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các Ngân hàng Thương mại. Nguồn tiền gửi tiết kiệm thường chiếm tỉ trọng tương đối lớn và khá ổn định trong tổng nguồn vốn huy động, đây cũng là nguồn phát sinh chi phí chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại. Sự biến động của nguồn này phụ thuộc chặt chẽ vào thu nhập của dân cư, tỉ lệ lạm phát, biến động lãi suất huy động và lãi suất tín phiếu kho bạc, các yếu tố tâm lý xã hội. Chuyển sang hạch toán theo cơ chế mới, chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực như: áp dụng lãi suất mềm dẻo, linh hoạt do đó nguồn tiền gửi tiết kiệm đã tăng lên đáng kể qua các năm , cụ thể là:

Bảng 3: Tiền gửi từ dân cư

Đơn vị :tỷ đồng

(Nguồn số liệu báo cáo tổng kết năm 2008-2009)

Qua bảng trên ta thấy lượng tiền gửi của dân cư tăng, xong tỷ trọng tỷ tiền gửi so với tổng vốn huy động giảm.Cụ thể năm 2008 huy động được 910 tỷ đồng chiếm 51 % tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Thì đến năm 2009 tuy lượng tiền gửi từ dân cư tăng lên 1014 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 42,3 % tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Về số tuyệt đối tăng 104 tỷ đồng, về số tương đối tăng 11% so với năm 2008.

Ta thấy xu hướng tăng của tiền gửi tiết kiệm chậm hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Điều đó chứng tỏ rằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đang dần chiếm vị trí lớn trong tổng nguồn vốn huy động được của VPBank PGD Trung Hòa Nhân Chính. Tuy nhiên tiềm năng vốn nhàn rỗi trong xã hội còn rất lớn, tình trạng người dân giữ vàng, USD cũng như thói quen giao dịch bằng tiền mặt trong đại bộ phận dân chúng còn rất phổ biến nên VPBank PGD Trung Hòa Nhân Chính cũng như chi nhánh VPBank Kinh Đô cần tìm ra những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi này. *Tiền kí quỹ: Năm Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh +/- 2008/2009 Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 1793 2396 603 134

Tiền gửi của dân cư 910 1014 104 111

Tiền kí quỹ là lọaị tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tại ngân hàng nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó với ngân hàng và cỏc bờn liên quan.

Trong đó, tại ngân hàng VPB PGD Trung Hòa Nhân Chính chủ yếu Ký quỹ bảo lãnh (đảm bảo thanh toán cho chứng thư bảo lãnh do VPBank phát hành) và Ký quỹ mở L/C (đảm bảo thanh toán L/C phát hành tại VPBank). Tuy lượng tiền kí quỹ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động xong lượng tiền gửi này cũng tăng theo các năm cụ thể như sau:

Bảng 4: Tiền kí quỹ

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn số liệu báo cáo tổng kết năm 2008-2009)

Qua bảng trên ta thấy tiền ký quỹ chiếm một phần vô cùng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, ở năm 2008 tỷ trọng chỉ chiếm 0,08 % đến năm 2009 cũng chỉ chiếm 0,12 % trong tổng nguồn vốn. Xong lại có sức trưởng rất mạnh qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng khá mạnh so với năm 2008. Năm 2008 huy động được1,5 tỷ đồng thì đến năm 2009 tăng lên 3 tỷ đồng. Về số tuyệt đối tăng +1,5 tỷ, về số tương đối tăng +100%. Ở thời kỳ mở cửa thị trường, giao lưu kinh tế với nước ngoài thì việc sử dụng kí quỹ giúp cho việc thanh toán và bảo lónh….sẽ phát triển hơn nữa nên VPBank cần khai thác thêm nguồn huy động này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng VPBank phòng giao dịch trung hoà nhân chính cầu giấy hà nội (Trang 32 - 37)