Trong quá trình nuôi vỗ tuỳ theo từng giai đoạn nuôi mà có chế độ cho ăn khác nhau. Trong nuôi vỗ thành thục thức ăn là nguồn nguyên liệu hết sức cần thiết cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Trong điều kiện nuôi nhốt Rươi là loài ăn tạp chúng có thể ăn tất cả những loại thức ăn do con người cung cấp. Do vậy, chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm cho Rươi thành thục và sinh sản sớm.
Bảng 4.5. Tỷ lệ thành thục của rươi qua các nghiệm thức
Giai đoạn
Thức ăn
NT1 NT2 NT3
Cái Đực Cái Đực Cái Đực
I 5,80 2,26 5,40 1,93 7,80 2,26 II 6,20 1,80 4,47 2,60 6,87 3,67 II 6,73 1,13 3,47 2,13 6,27 2,40 IV 5,73 1,60 2,37 2,27 5,93 1,80
Kết quả sau 90 ngày nuôi vỗ, tỷ lệ rươi thành thục ở các giai đoạn khác nhau sử dụng thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ này đạt cao nhất ở nghiệm thứcsử dụng thức ăn tổng hợp kết hợp với mùn bã hữu cơ, ở các giai đoạn phát triển I, II, III và IV (tương ứng 7,8%; 6,87%; 6,27 và 5,93%) và thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp (tương ứng 5,4%; 4,47%;3,47và 2,73%). Kết quả này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nesto et al. (2012) khi sử dụng thức ăn tổng hợp làm thức ăn cho loài rươi H. diversicolor
sau khi kết thúc thí nghiệm số lượng cá thể thành thục ở giai đoạn II và III thấp và không thấy xuất hiện cá thể thành thục giai đoạn IV. Bên cạnh đó, nhận định của các tác giả Dales (1950); Grémare et al. (1988); Prevedelli et al. (1998), (1999) cũng cho rằng các loại thức ăn khác nhau đều ảnh hưởng tới sự thành thục của rươi. Tương tự, tỷ lệ thành thục của cá thể đực ở các giai đoạn khác nhau có sự khác biệt (p<0,05), nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp với mùn bã hữu cơ đạt cao nhất ở các giai đoạn I, II, III và IV (tương ứng 2,26%; 3,67; 2,40 và 1,80%) và thấp nhất là thức ăn tổng hợp.
Như vậy, sau thời gian 90 ngày nuôi vỗ thành thục rươi bằng các loại thức ăn khác nhau thấy rằng, sử dụng thức ăn tổng hợp kết hợp với mùn bã hữu cơ được kết quả cao nhất cả về sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ thành thục của rươi.
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN TỚI TỶ LỆ THỤ TINH CỦA ẤU TRÙNG
4.2.1. Hình thái của rươi bố mẹ tham gia sinh sản
Quan sát mẫu rươi bên ngoài (Hình 4.8) và kết hợp với tài liệu phân loại của Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980), mô tả hình dạng rươi như sau:
Hình 4.8. Hình thái rươi bố mẹ
- Rươi cái
Rươi trưởng thành giống như con Rết, có dạng hình ống, trụ tròn (dạng polip) không đều dẹt theo hướng lưng bụng, mặt bụng hơi lồi và ở giữa có rãnh sâu chạy dọc suốt chiều dài có thể, phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi, mặt lưng gồ cao và có màu hồng thẫm hơn.
Cơ thể rươi được chia làm 2 phần: Đầu, thân và thuỳ đuôi, đầu rươi gồm 2 phần: Thuỳ trước miệng và phần quanh miệng. Thuỳ trước miệng nhỏ dẹp theo hướng lưng bụng và có dạng hình tam giác cân, đỉnh quay về phía trước. Mặt trên của thuỳ trước miệng có hai anten ngắn gồm phần gốc và phần ngọn liên hoàn, không có sự khác biệt và ngăn cách. Hai bên của thuỳ trước miệng có đôi xúc biện phân đốt rõ. Phần gốc của xúc biện phình lớn, có hình trứng, phần ngọn có dạng như bướu nhỏ, linh động. Đôi xúc biện là cơ quan cảm giác, có vai trò như môi bên. Phía mặt lưng của phần trước miệng có 2 đôi mắt màu đen.
Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi bên ở hai bên. Phần trước hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn. Trong điều kiện bình thường, hàm kitin nằm giữa xoang trước hầu và hầu, bề mặt của phần trước hầu được phủ kitin và có nhiều núm lồi.
Chiều dài thân Rươi khoảng 4-7cm, đường kính cơ thể từ 2-3mm, thân Rươi có từ 55-65 đốt các đốt đều ngắn. Độ dài đốt thì ngắn hơn chiều rộng đốt, mỗi đốt
thân có một đôi chi bên, mỗi chi bên là phần lồi của thành bên cơ thể và phân thành 2 nhánh, nhánh lưng và nhánh bụng, trên nhánh lưng có chi lưng, túm tơ lưng và thuỳ lưng dưới phát triển còn thuỳ lưng trên tiêu giảm. Các túm tơ ở Rươi thường có màu đen, phần cuối của đốt cuối cùng là hậu môn.
Hình 4.9. Rươi cái đang tiêu giảm
Thuỳ đuôi có dạng hình nón, không có chi bên nhưng có hai vuốt nhỏ màu trắng sữa.
Qua lát cắt ngang của đốt thứ 33 của rươi có thể mô tả sơ bộ về cấu tạo bên trong cơ thể Rươi như sau: Lớp ngoài cùng được bao bọc bởi một lớp màng mỏng (biểu bì), phía lưng có 2 bó cơ chạy dọc theo thân, 2 động mạch chạy dọc cơ thể nằm ở giữa, sát với cơ lưng và cơ bụng, phía trên là động mạch lưng, phía dưới là động mạch bụng. Ống tiêu hóa nằm ở giữa cơ thể, bao bọc 2 bên là lớp cơ bụng, phía ngoài lớp cơ bụng là 2 chân bên, mỗi chân bên có 2 gai cứng và các lông tơ mềm.
Khi thành thục Rươi cái cơ thể có màu xanh nhạt hay mầu nâu vàng (màu của trứng), bên trong cơ thể chứa đầy trứng, trứng hình cầu (Nguyễn Quang Chương, 2008).
- Rươi đực
Về hình dạng và cấu tạo cơ thể Rươi đực tương tự như Rươi cái, khi sinh trưởng và phát triển trong hang dưới bùn thì quan sát bên ngoài hầu như không phân biệt được đực cái, vào mùa sinh sản thì cơ thể chúng thay đổi màu sắc và rất dễ phân biệt. Khi thành thục cơ thể Rươi có màu sắc sặc sỡ, thường là mầu trắng đục pha chút phớt hồng mặt bụng có mầu đỏ đậm, bên trong cơ thể chứa đầy tinh dịch, có mầu trắng sữa.
Hình 4.10. Rươi đực đang tiêu giảm 4.2.2. Xác định tỷ lệ đực cái rươi
Khi sinh trường và phát triển ở trong hang dưới bùn dựa vào hình thái không phân biệt đực cái nhưng khi vào mùa sinh sản rươi từ hang nổi lên trên mặt ruộng theo thủy triều thì ta có thể phân biệt đực cái dễ dàng thông qua mầu sắc, qua 2 đợt thu mẫu kết quả phân tích được theo bảng sau:
Bảng 4.7. Tỷ lệ đực cái rươi sinh sản qua các đợt thu mẫu Số TT Đợt thu mẫu Rươi đực (cá thể) Rươi cái (cá thể) Tỷ lệ đực/cái 1 12/10/2016 19 81 1/4,3 2 24/10/2016 21 79 1/3,8 3 10/11/2016 19 81 1/4,3 Trung bình 19,6 80,3 1/4,1
Qua bảng cho thấy tỷ lệ đực cái rươi tham gia sinh sản trong 3 đơt thu mẫu là 1/4,1, tỷ lệ đực cái của Rươi biến động theo các đợt thu mẫu không lớn, tỷ lệ đực cái trung bình của các đợt thu so sánh với các tài liệu từ trước đây thì tỷ lệ này khác xa so với công bố của tác giả Vũ Bằng (1960) là 1/10.
4.2.3. Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của rươi
Bảng 4.8. Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của rươi
Số TT Tháng (trứng/ct) Fa (trứng/g) Fg
1 Tháng 10 83831 285050
2 Tháng11 108461 228885
Trung bình 96146 256968
Kết quả phân tích của 2 thí nghiệm cho thấy sức sinh sản tuyệt đối trung bình của một cá thể rươi là 96.146 trứng và sức sinh sản tương đối của rươi là 256.968 trứng, so sánh sức sinh sản qua các đợt thu mẫu cho thấy rằng sức sinh sản tuyệt đối của tháng 11 cao hơn tháng 10 và sức sinh sản tương đối lại nhỏ hơn, nguyên nhân vào tháng 11 thì rươi có kích cỡ lớn hơn rươi tháng 10 theo quan sát thực tế vào chính vụ do cơ thể có chứa nhiều sản phẩm sinh dục nên cơ thể rươi rất dễ vỡ.
4.2.4. Kết quả diễn biến các yếu tố môi trường
Bảng 4.9. Một số yếu tố môi trường trong bình ấp Các chỉ tiêu NT1(50/00) NT2(100/00) NT3(150/00) NT4(00/00) Nhiệt độ (oC) 26,6 – 27,5 26,7 – 27,5 26,5 – 27,5 26,7 – 27,5 DO (mg/l) 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 pH 7,78 ± 0,5 7,68 ± 0,5 7,80 ± 0,5 7,65 ± 0,5 H2S (mg/l) < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Ghi chú: Các giá trị trong bảng là giá trị Min – Max và trung bình
Trong suốt quá ấp trứng, các yếu tố môi trường trong bình ấp tương đối ổn định. Theo Nguyễn Quang Chương (2008), “nhiệt độ không khí trung bình 27,50C, nước 26,70C, pH 7,7 hàm lượng oxy 4,67mg/l, cho tỷ lệ thụ tinh trung bình tốt nhất”. Kết quả buổi sáng và chiều giữa các nghiệm thức đều có sự chênh lệch, khoảng biến thiên theo ngày nằm trong khoảng từ 26,6 – 27,50C đây cũng là khoảng dao động thích hợp. Độ pH biến động trong ngày nằm trong khoảng từ 7,78 ± 0,5. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Hàm lượng H2S đều không vượt qua ngưỡng cho phép. Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong bình ấp tương đối ổn định, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng rươi.
Dựa trên kết quả thu thập được đề tài đã xác định được tỷ lệ thụ tinh của tháng 10 và tháng 11 như sau:
Hình 4.11. Tỷ lệ thụ tinh của rươi qua các nghiệm thức
45,83
65,52
57,84
0
Nước biển pha 5‰ Nước biển pha 10‰Nước biển pha 15‰Nước đầm 0‰ (ĐC) Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh của trứng rươi qua các nghiệm thức độ mặn khác nhau là không giống nhau. Ở độ mặn 10‰ có tỷ lệ thụ tinh (65,52%) cao hơn các nghiệm thức còn lại và thấp nhất là đối chứng 0‰ song đến 5‰ (45,83%).
Bảng 4.10. Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các nghiệm thức
STT Nồng độ muối Tỷ lệ (%)
1 Nước biển pha 5‰ 45,83±38,30 2 Nước biển pha 10‰ 65,52±24,38 3 Nước biển pha 15‰ 57,84±29,81 4 Nước đầm 0‰ (ĐC) 0,00±70,71
Ghi chú: Các giá trị trong cột là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Qua phân tích ảnh hưởng của nồng độ muối đến tỷ lệ thụ tinh của trứng rươi bằng phương pháp phân ANOVA với mức sai số có ý nghĩa cho kết quả P<0,05, so sánh 4 nồng độ muối ta thấy như sau:
Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nồng độ muối đến tỷ lệ thụ tinh.
Thời điểm tháng 11 thí nghiệm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của rươi (P<0,05).
Qua Bảng 4.10 cho thấy:
Ảnh hưởng của môi trường nước có nồng độ muối 0‰ và 5‰ đến tỷ lệ thụ tinh của rươi có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với nhau và khác với ảnh hưởng của nồng độ muối 10 và 15‰.
Ảnh hưởng của nồng độ muối 10 và 15‰ đến tỷ lệ thụ tinh của rươi không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê. Thực tế trong 4 môi trường trên, môi trường nước có độ muối 10‰ có tỷ lệ thụ tinh trung bình cao nhất (65,52%), so sánh với kết quả của Koya Yasunori et al. (2003) cho thấy rằng ở nhiệt độ tương đương như nhau, thí nghiệm của Koya Yasunori có tỷ lệ thụ tinh cao hơn (80,5%).
4.2.5. Kết quả quan sát các giai đoạn biến thái của ấu trùng rươi
Trứng sau khi thụ tinh 2 giờ thì phân bào nhanh và sau 24 giờ thì tia mao (cilia) xuất hiện; các tia mao này xuyên thủng màng tế bào để phát triển thành ấu
trùng có khả năng bơi trong nước. Quá trình nở diễn ra trong vòng 3 ngày. Sau khi nở 5 ngày ấu trùng chuyển thành ấu trùng gai cứng (Nectocheata) (Hình 4.12).
A B C D
E F G H
Hình 4.12. Quá trình phát triển của trướng thụ tinh ở rươi
A: Trứng đã thụ tinh; B: Màng tế bào trương lên; C-E: Quá trình phân cắt và nhân lên của màng tế bào; F: Tiền ấu trùng; G: Ấu trùng lông mao; H: Ấu
trùng năm đốt.
Nghiên cứu của Hardege (1995) cho rằng đối với loài giun nhiều tơtrong đó có rươi thì phôi phát triển bên trong viên nang trứng màu xanh lục và nở ra ở giai đoạn nectochaete sau 7-8 ngày ở nhiệt độ nước (21°C đến 23°C), con giống đạt 2 –3cm sau 2 tháng nuôi. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hardege et al.
(1995) về ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của ấu trùng, nhiệt độ càng thấp thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn nectochaete càng chậm (tại 15°C thì khi nở đến giai đoạn nectochaete là 2-3 tuần, tại 18°C thì từ khi nở đến giai đoạn nectochaete là 9-10 ngày). Ở nhiệt độ càng cao thời gian phát triển của rươi càng nhanh.
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG GIAI ĐOẠN TRÔI NỔI
4.3.1. Kết quả các yếu tố môi trường trong bể ương
Bảng 4.11. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương Chỉ số Môi trường DO (mg/l) Nhiệt độ(oC) pH Độ mặn(‰) Min 4,16 26,76 7,33 9,9 Max 5,50 28,16 8,13 11,0 Average 4,65±0,94 27,55±0,98 7,74±0,56 10,08±0,77
Qua bảng phân tích các yếu tố môi trường cho thấy các giá trị không có biến động nhiều. Độ pH biến động trong khoảng từ 7,74 ± 0,56. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi tương đối ổn định giữa các nghiệm thức, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của rươi.
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng của rươi
Thức ăn sử dụng cho ấu trùng giai đoạn trôi nổi gồm có tảo tươi (Isochrysis galbana), Thức ăn tổng hợp (NRD Inve) và kết hợp tảo tươi với thức ăn tổng hợp.
Ở giai đoạn ấu trùng từ 1đến 10 ngày thức ăn chưa có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của ấu trùng nhưng càng về những ngày sau thức ăn có ảnh hưởng và phụ thuộc vào từng loại thức ăn.
Hình 4.13. Tăng trưởng của ấu trùng qua các ngày ương
0 2 4 6 8 10 12
ngày 1 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40
(m m ) Ngày ương Tảo tươi TH
Qua các ngày ương cho thấy, ở tất cả 3 nghiệm thức thí nghiệm thức ăn đều có tác động đến tăng trưởng của ấu trùng rươi. Từ ngày thứ 1 đến ngày 10 ấu trùng Trocophora trôi nổi sự sinh trưởng về chiều dài không có sự khác biệt lớn về các nghiệm thức sử dụng thức ăn. Ở giai đoạn ấu trùng 20 đến 40 ngày tuổi, sự ảnh hưởng của loại thức ăn đến tăng trưởng là khác biệt nhau giữa các nghiệm thức thức ăn của ấu trùng. Sự khác nhau giữa các nghiệm thức là không lớn nhưng tốt hơn cả là nghiệm thức 3 (TH + Tảo tươi), sau 40 ngày ương đạt chiều dài trung bình 9,791±0,203.
Bảng 4.12. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng rưoi
Chỉ tiêu
Ngày ương (Ngày)
Thức ăn
Tảo tươi Tổng hợp(TH) TH+Tảo tươi
Chiều dài (mm) 1 0,270±0,003a 0,270±0,005a 0,270±0,003a 10 0,413±0,003a 0,455±0,000b 0,543±0,012c 20 1,066±0,006a 1,024±0,000ab 1,323±0,136b 30 5,573±0,545a 5,613±0,088a 5,802±0,107a 40 9,182±0,011a 9,390±0,226ab 9,791±0,203b Tỷ lệ sống (%) 40 5,615±0,001 5,724±0,008 5,775±0,002
Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị TB±SE. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Giai đoạn ấu trùng 20 ngày tuổi, ở NT1 (thức ăn tảo tươi) đạt kích cỡ là (1,06±0,0067mm) cao hơn NT2 (thức ăn tổng hợp) (1,02±0,0000mm) và cả 2 nghiệm thức này đều thấp hơn NT3 (kết hợp tảo và thức ăn tổng hợp) (1,32±0,1369mm). Kết quả tương tự ở giai đoạn 40 ngày tuổi, thì NT3 cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài ấu trùng là cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Tương tự như vậy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 3 (kết hợp tảo tươi và tổng hợp LANSY) đạt cao nhất và khác nhau có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Việc sử dụng thức ăn thích hợp sẽ giúp cho ấu trùng sống khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.Trong thí nghiệm này sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn
tổng hợp không những cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài mà còn mang lại tỷ lệ