Trứng sau khi thụ tinh 2 giờ thì phân bào nhanh và sau 24 giờ thì tia mao (cilia) xuất hiện; các tia mao này xuyên thủng màng tế bào để phát triển thành ấu
trùng có khả năng bơi trong nước. Quá trình nở diễn ra trong vòng 3 ngày. Sau khi nở 5 ngày ấu trùng chuyển thành ấu trùng gai cứng (Nectocheata) (Hình 4.12).
A B C D
E F G H
Hình 4.12. Quá trình phát triển của trướng thụ tinh ở rươi
A: Trứng đã thụ tinh; B: Màng tế bào trương lên; C-E: Quá trình phân cắt và nhân lên của màng tế bào; F: Tiền ấu trùng; G: Ấu trùng lông mao; H: Ấu
trùng năm đốt.
Nghiên cứu của Hardege (1995) cho rằng đối với loài giun nhiều tơtrong đó có rươi thì phôi phát triển bên trong viên nang trứng màu xanh lục và nở ra ở giai đoạn nectochaete sau 7-8 ngày ở nhiệt độ nước (21°C đến 23°C), con giống đạt 2 –3cm sau 2 tháng nuôi. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hardege et al.
(1995) về ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của ấu trùng, nhiệt độ càng thấp thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn nectochaete càng chậm (tại 15°C thì khi nở đến giai đoạn nectochaete là 2-3 tuần, tại 18°C thì từ khi nở đến giai đoạn nectochaete là 9-10 ngày). Ở nhiệt độ càng cao thời gian phát triển của rươi càng nhanh.
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG GIAI ĐOẠN TRÔI NỔI
4.3.1. Kết quả các yếu tố môi trường trong bể ương
Bảng 4.11. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương Chỉ số Môi trường DO (mg/l) Nhiệt độ(oC) pH Độ mặn(‰) Min 4,16 26,76 7,33 9,9 Max 5,50 28,16 8,13 11,0 Average 4,65±0,94 27,55±0,98 7,74±0,56 10,08±0,77
Qua bảng phân tích các yếu tố môi trường cho thấy các giá trị không có biến động nhiều. Độ pH biến động trong khoảng từ 7,74 ± 0,56. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi tương đối ổn định giữa các nghiệm thức, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của rươi.
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng của rươi
Thức ăn sử dụng cho ấu trùng giai đoạn trôi nổi gồm có tảo tươi (Isochrysis galbana), Thức ăn tổng hợp (NRD Inve) và kết hợp tảo tươi với thức ăn tổng hợp.
Ở giai đoạn ấu trùng từ 1đến 10 ngày thức ăn chưa có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của ấu trùng nhưng càng về những ngày sau thức ăn có ảnh hưởng và phụ thuộc vào từng loại thức ăn.
Hình 4.13. Tăng trưởng của ấu trùng qua các ngày ương
0 2 4 6 8 10 12
ngày 1 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40
(m m ) Ngày ương Tảo tươi TH
Qua các ngày ương cho thấy, ở tất cả 3 nghiệm thức thí nghiệm thức ăn đều có tác động đến tăng trưởng của ấu trùng rươi. Từ ngày thứ 1 đến ngày 10 ấu trùng Trocophora trôi nổi sự sinh trưởng về chiều dài không có sự khác biệt lớn về các nghiệm thức sử dụng thức ăn. Ở giai đoạn ấu trùng 20 đến 40 ngày tuổi, sự ảnh hưởng của loại thức ăn đến tăng trưởng là khác biệt nhau giữa các nghiệm thức thức ăn của ấu trùng. Sự khác nhau giữa các nghiệm thức là không lớn nhưng tốt hơn cả là nghiệm thức 3 (TH + Tảo tươi), sau 40 ngày ương đạt chiều dài trung bình 9,791±0,203.
Bảng 4.12. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng rưoi
Chỉ tiêu
Ngày ương (Ngày)
Thức ăn
Tảo tươi Tổng hợp(TH) TH+Tảo tươi
Chiều dài (mm) 1 0,270±0,003a 0,270±0,005a 0,270±0,003a 10 0,413±0,003a 0,455±0,000b 0,543±0,012c 20 1,066±0,006a 1,024±0,000ab 1,323±0,136b 30 5,573±0,545a 5,613±0,088a 5,802±0,107a 40 9,182±0,011a 9,390±0,226ab 9,791±0,203b Tỷ lệ sống (%) 40 5,615±0,001 5,724±0,008 5,775±0,002
Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị TB±SE. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Giai đoạn ấu trùng 20 ngày tuổi, ở NT1 (thức ăn tảo tươi) đạt kích cỡ là (1,06±0,0067mm) cao hơn NT2 (thức ăn tổng hợp) (1,02±0,0000mm) và cả 2 nghiệm thức này đều thấp hơn NT3 (kết hợp tảo và thức ăn tổng hợp) (1,32±0,1369mm). Kết quả tương tự ở giai đoạn 40 ngày tuổi, thì NT3 cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài ấu trùng là cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Tương tự như vậy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 3 (kết hợp tảo tươi và tổng hợp LANSY) đạt cao nhất và khác nhau có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Việc sử dụng thức ăn thích hợp sẽ giúp cho ấu trùng sống khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.Trong thí nghiệm này sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn
tổng hợp không những cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài mà còn mang lại tỷ lệ sống của rươi cao hơn các nghiệm thức còn lại.Tỷ lệ sống của ấu trùng rươi dao động từ 5,61 đến 5,77%. Trong đó, sử dụng thức ăn ở nghiệm thức 3 cho kết quả cao nhất (5,77±0,002), kế tiếp là nghiệm thức 2 và nhỏ nhất là nghiệm thức 1. Thí nghiệm cũng cho thấy tăng trưởng của ấu trùng phụ thuộc rất lớn vào thức ăn và loại thức thức ăn đặc biệt là khi ấu trùng sử dụng hết noãn hoàng, kết quánày cũng phù hợp với nghiên cứu của Sato and Tsuchiya (1987).
Qua kết quả phân tích trên có thể nhận ra rằng, ở nghiệm thức 3 sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp sẽ phù hợp với giai đoạn ấu trùng trôi nổi của rươi, thích hợp với giai đoạn từ 1 - 40 ngày ương (ấu trùng trocophora). Như vậy, việc sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống đạt cao hơn so với việc cho ăn thức ăn đơn thuần tảo tươi và tổng hợp trong ương nuôi ấu trùng rươi.
4.4. KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG RƯƠI TRÙNG RƯƠI
Môi trường trong quá trình ương được đảm bảo, nhiệt độ trung bình 27,50C- 28,20C; pH = 7,5-8,5; DO: 4,5-6,2 mg/l; Độ mặn: 10-10,20/00. Đây cũng là ngưỡng môi trường phù hợp cho động vật thủy sản cũng như ấu trùng rươi phát triền.
Thời gian đầu tăng trưởng của ấu trùng ở các nghiệm thức không có biến động nhiều do lúc này ấu trùng còn nhỏ khả năng cạnh tranh chưa cao vì thế mật độ cũng không có ảnh hưởng lớn. Đến những ngày tiếp theo ấu trùng sử dụng dinh dưỡng ngoài, nhu cầu về môi trừng tăng, tính cạnh tranh cao nên mật độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của ấu trùng (Hình 3.13).
Bảng 4.13. Chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng qua các nghiệm thức
Chỉ tiêu Thời gian (Ngày) Mật độ (Con/L) 200 300 500 700 Chiều dài (mm) 1 0,261±0,000a 0,259±0.003a 0,260±0.000a 0,261±0,003a 10 0,483±0,003d 0,447±0,003c 0,414±0,003b 0,393±0,003a 20 1,892±0,006d 1,875±0,003c 1,763±0,003b 1,652±0,003a 30 10,331±0,006c 10,253±0,003b 10,232±0,006b 10,212±0,003a 40 11,614±0,007d 11,566±0,007c 11,435±0,003b 11,364±0,006a Tỷ lệ sống (%) 20 31,176±0,003 29,778±0,003 28,037±0,003 27,695±0,003 40 13,373±0,003 11,692±0,003 11,368±0,003 10,694±0,003
Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị TB±SE. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả sau 40 ngày ương nuôi cho thấy, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài đạt cao nhất ở mật độ ương 200 con/l (11,61±0,007)so với ở mật độ ương 300 con/l (11,56±0,007) và 500 con/l (11,43±0,003)và cao hơnso mật độ ương 700con/l (11,36±0,006). Kết quả thu được cho thấy, ở giai đoạn đầu ấu trùng trocophora (1 ->10 ngày tuổi) sự sinh trưởng về chiều dài không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức về mật độ ương khác nhau. Ngày thứ 10 trở đến ngày thứ 20 ở các nghiệm thức mật độ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), thời điểm này ấu trùng ương ở mật độ 200 con/l cho kết quả tăng trưởng về chiều dài cao hơn các nghiệm thức khác. Đến giai đoạn ấu trùng từ 20 - 40 ngày tuổi, lúc này ấu trùng chuẩn bị chuyển giai đoạn xuống đáy và chủ động với tập tính đào hang thì tính
cạnh tranh càng diễn ra mạnh đặc biệt là không gian sống. Lúc này ở mật độ ương khác nhau thì cho kết quả tăng trưởng là không giống nhau (khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05) cả về chiều dài và tỷ lệ sống
Phân tích cho thấy, ấu trùng rươi ương ở mật độ 200, 300 và 500 con/ sau 40 ngày thí nghiệm có tỷ lệ sống lần lượt đạt 13,7%; 11,69% và 11,36% cao hơn đáng kể so với rươi ương nuôi ở mật độ 700 con/l đạt 10,69%. Từ những kết quả về sinh trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống cho thấy ương nuôi ấu trùng ở mật độ 200 con/l đạt hiệu quả cao nhất.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Giai đoạn nuôi vỗ thành thục trong bể có chất đáy là bùn cho kết quả (79,8±0,31) cao hơn các nghiệm thức còn lại và mật độ nuôi thích hợp là 700 con/m2. Thức ăn sử dụng cho giai đoạn nuôi thành thục của rươi đạt tỷ lệ thành thục cao nhất là thức ăn tổng hợp kết hợp với mùn bã hữu cơ.
2. Đề tài đã phân biệt và tuyển chọn được rươi đực, rươi cái, tỷ lệ ghép trung bình 1:4 cũng như sức sinh sản tương đối (96.146 trứng/ct) và tuyệt đối (256.968 trứng/gr) trung bình của cá thể rươi tham gia sinh sản.
3. Quan sát được thời điểm biến thái của ấu trùng từ lúc trứng bắt đầu thụ tinh cho đến ấu trùng 5 đốt. Sau khi trứng thụ tinh được 2 giờ thì bắt đầu phân bào nhanh, quá trình này diễn ra trong vòng 24 giờ tiếp đến hình thành tia mao, các tia mao này xiên thủng màng tế bào và phát triển thành ấu trùng, quá trình diễn ra trong vòng 36 giờ.
4. Độ mặn thích hợp cho quá trình thụ tinh của rươi là 10 0/00 và ở độ mặn này cũng cho tỷ lệ nở là cao hơn cả so với ở các nghiệm thức độ mặn khác.
5. Sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp cho kết quả rươi tăng trưởng về chiều dài, phát triển số lượng đốt cơ thể và tỷ lệ sống là cao hơn so với cho ăn đơn lẻ tảo tươi hay thức ăn tổng hợp.
6. Mật độ ương rươi thích hợp trong giai đoạn 1 - 40 ngày là 200 con/lít. Trung bình về chiều dài 3,72±0,19 mm/con và tỷ lệ sống đạt 34,5 ± 1,25%.
5.2. KIẾN NGHỊ
1. Cần có những nghiên cứu để tìm ra mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu và sự xuất hiện của rươi trong mùa sinh sản.
2. Nghiên cứu tiếp về dinh dưỡng và môi trường của ấu trùng rươi trong giai đoạn xuống đáy.
3. Cần nghiên cứu sâu hơn về mối tương quan giữa dinh dưỡng với tỷ lệ sống của ấu trùng rươi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Vũ Bằng (1960), Rươi, http://www.3dhanoi.com/forum/viewtopic.php?p
2. Bách Khoa thủy sản-Hội Nghề Cá Việt Nam, 2007. Nguồn lợi Rươi biển. Phần 2- Nguồn lợi thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Báo Quảng Ninh, 19/05/2011. Nuôi “lộc trời” http://www.baoquangninh.com.vn/xa- hoi/phong-su/201105/Nuoi-loc-troi-2140839.
4. Nguyễn Quang Chương, 2008. “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh sản của Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) tại miền Bắc Việt Nam”. Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở, Thư viện Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 55 trang.
5. Lê Quý Đôn (1773), Vân đài loại ngữ, theo Nguyễn Văn Khang(1991), Rươivà nguồn lợi. Báo khoa học và đời sống, số 48 (883).
6. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật khôngxương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
7. Chu Văn Thuộc (2002). Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và thăm dò khả năng gây hại của một số tảo độc hại thuộc ngành tảo giáp ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. Luận văn tiến sỹ sinh học.
Tiếng nước ngoài:
1. Adriaan Dorresteijn & Albrecht Fischer (2004), Development of Platynereis dumerilii, the Justus-Liebig-University of Giessen and the Johannes-Gutenberg-University of Mainz, http://www.uni-giessen.de/~gf1307/development.htm.
2. Bartels-Hardege & Zeeck (1990). Reproduction and longevity for Hediste diversicolor, http://busybee.mba.ac.uk/species/reprod_Hedistediversicolor.
3. Bessie Ong, 1996. Reproduction cycle of Perinereis nuntia var. brevicirris Grube (Polychaeta: nereidae).
4. Hardege J.D, Zeeck E, Muller C, Wu B.L, Zhu M.Y, 1995. Sex pheromones in marine polychaetes V: a biologically active volatile compound from the coelomic fluid of female Nereis (Neanthes) japonica (Annelida Polychaeta). J Exp Mar Biol Ecol, pp 201. pp. 275–284.
5. Hiroaki Tosuji (2005), Reproductive Swarming of Sympatric Nereidid Polychaetes in an Estuary of the Omuta-gawa River in Kyushu, Japan, with Special Reference to Simultaneous Swarming of Two Hediste Species, Department of Earth and
Environmental Sciences, Faculty of Science, Kagoshima University, Kagoshima 890- 0065, Japan, http://www.jstage.jst.go.
6. Koya Yasunori, Onchi rie, Futura Yoko, Yamauchi Katsusuke, 2003. Method for artificial fertilization and observation of the developmental process in Japanese palolo, Tylorrhynchus heterochaetus (Annelida: Polychaeta), Gifu Univ, Faculty of Education, JPN), VOL. 27; NO.2. pp. 85-94.
7. Michael Mazurkiewicz (1975), Laval Development and Habits of Laeonereis culveri(Webster) (Polychaeta: Nereidae), Biological Bulletin, Vol. 149, No. 1, pp. 186-204, http://www.earthlife.net/inverts/polychaeta.
8. Nguyễn Công Tiễu ,1927. Note sur un Palolo du Tokin, Note, Inst. Oceanogr. Indochine, pp. 33-39.
9. Liu, C. Y, 1980. The developmental stages and culture larvae of nereid worm Perinereis nuntia var. brevicirris. Scientific Research Abstracts in Republic of China 1980 No. 1 pp. 742.
10. Palmer, P. J., et al. (2014). "Nutritional status of a nereidid polychaete cultured in sand filters of mariculture wastewater." Aquaculture Nutrition: n/a-n/a.
11. Sato M, Nakashima A, 2003. A review of Asian Hediste species complex (Nereididae, Polychaeta) with descriptions of two new species and a redescription of Hediste japonica (Izuka, 1908). Zool J Linn Soc 137. pp. 403–445.
12. Zazili Hanafiah, Masanori Sato, Hidetoshi Nakashima, Hiroaki Tosuji (2005), Reproductive Swarming of Sympatric Nereidid Polychaetes in an Estuary of the Omuta-gawa River in Kyushu, Japan, with Special Reference to Simultaneous Swarming of Two Hediste Species, Department of Earth and Environmental Sciences, Faculty of Science, Kagoshima University, Kagoshima 890-0065, Japan, http://www.jstage.jst.go.
13. Sato M, Nakashima A, 2003. A review of Asian Hediste species complex (Nereididae, Polychaeta) with descriptions of two new species and a redescription of Hediste japonica (Izuka, 1908). Zool J Linn Soc 137. pp. 403–445
14. Liu, C. Y, 1980. The developmental stages and culture larvae of nereid worm Perinereis nuntia var. brevicirris. Scientific Research Abstracts in Republic of China 1980 No. 1. pp. 742.
PHỤ LỤC
1. Tỷ lệ thụ tinh và nở của trứng Rươi qua 2 đợt thí nghiệm. Đợt 1: Tháng 10/ 2016 Nồng độ muối NT1 (5‰) NT2(10‰) NT3 (15‰) NT4 - ĐC (0‰) Lần1 37 51 51 0 Lần2 43 63 59 0 Lần 3 39 67 47 0 Trung bình 39.67 60.33 52.33 0 Đợt 2: Tháng 11/ 2016 Nồng độ muối NT1 (5‰) NT2(10‰) NT3 (15‰) NT4 - ĐC (0‰) Lần1 43.0 61.0 57.0 0.0 Lần2 49.0 72.0 71.0 0.0 Lần3 64.0 79.0 62.0 0.0 Trung bình 52.0 70.7 63.3 0.0
2. Phân tích các mối tương quan
Anova: SUMMARY 5 10 15 0 Total Tháng 10 Count 3 3 3 3 12 Sum 119 181 157 0 457 Average 39.66667 60.33333 52.33333 0 38.08333333 Variance 9.333333 69.33333 37.33333 0 607.719697 Tháng 11 Count 3 3 3 3 12 Sum 156 212 190 0 558 Average 52 70.66667 63.33333 0 46.5 Variance 117 82.33333 50.33333 0 879.9090909 Total Count 6 6 6 6 Sum 275 393 347 0 Average 45.83333 65.5 57.83333 0 Variance 96.16667 92.7 71.36667 0 ANOVA Source of
Tháng 425.0417 1 425.0417 9.298997 0.0076479 4.493998 Nồng độ muối 15487.79 3 5162.597 112.9465 0.0000000 3.238872 Interaction 144.7917 3 48.26389 1.05591 0.3951983 3.238872 Within 731.3333 16 45.70833 Total 16788.96 23 3. Phân tích SPSS ( Mật độ) Oneway ANOVA Sum of Squares
df Mean Square F Sig.
L1 Between Groups ,000 3 ,000 3,167 ,085 Within Groups ,000 8 ,000 Total ,000 11 L2 Between Groups ,006 3 ,002 60,250 ,000 Within Groups ,000 8 ,000 Total ,006 11 L3 Between Groups ,015 3 ,005 151,333 ,000 Within Groups ,000 8 ,000 Total ,015 11 L4 Between Groups ,052 3 ,017 259,458 ,000 Within Groups ,001 8 ,000 Total ,052 11 L5 Between Groups ,104 3 ,035 694,833 ,000 Within Groups ,000 8 ,000 Total ,105 11 L6 Between Groups ,085 3 ,028 566,444 ,000 Within Groups ,000 8 ,000 Total ,085 11 L7 Between Groups ,024 3 ,008 119,667 ,000 Within Groups ,001 8 ,000 Total ,024 11 L8 Between Groups ,119 3 ,040 397,639 ,000 Within Groups ,001 8 ,000 Total ,120 11 Descriptives
N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean