Kết quả diễn biến các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) (Trang 36 - 38)

Bảng 4.9. Một số yếu tố môi trường trong bình ấp Các chỉ tiêu NT1(50/00) NT2(100/00) NT3(150/00) NT4(00/00) Nhiệt độ (oC) 26,6 – 27,5 26,7 – 27,5 26,5 – 27,5 26,7 – 27,5 DO (mg/l) 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 pH 7,78 ± 0,5 7,68 ± 0,5 7,80 ± 0,5 7,65 ± 0,5 H2S (mg/l) < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01

Ghi chú: Các giá trị trong bảng là giá trị Min – Max và trung bình

Trong suốt quá ấp trứng, các yếu tố môi trường trong bình ấp tương đối ổn định. Theo Nguyễn Quang Chương (2008), “nhiệt độ không khí trung bình 27,50C, nước 26,70C, pH 7,7 hàm lượng oxy 4,67mg/l, cho tỷ lệ thụ tinh trung bình tốt nhất”. Kết quả buổi sáng và chiều giữa các nghiệm thức đều có sự chênh lệch, khoảng biến thiên theo ngày nằm trong khoảng từ 26,6 – 27,50C đây cũng là khoảng dao động thích hợp. Độ pH biến động trong ngày nằm trong khoảng từ 7,78 ± 0,5. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Hàm lượng H2S đều không vượt qua ngưỡng cho phép. Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong bình ấp tương đối ổn định, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng rươi.

Dựa trên kết quả thu thập được đề tài đã xác định được tỷ lệ thụ tinh của tháng 10 và tháng 11 như sau:

Hình 4.11. Tỷ lệ thụ tinh của rươi qua các nghiệm thức

45,83

65,52

57,84

0

Nước biển pha 5‰ Nước biển pha 10‰Nước biển pha 15‰Nước đầm 0‰ (ĐC) Tỷ lệ thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh của trứng rươi qua các nghiệm thức độ mặn khác nhau là không giống nhau. Ở độ mặn 10‰ có tỷ lệ thụ tinh (65,52%) cao hơn các nghiệm thức còn lại và thấp nhất là đối chứng 0‰ song đến 5‰ (45,83%).

Bảng 4.10. Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các nghiệm thức

STT Nồng độ muối Tỷ lệ (%)

1 Nước biển pha 5‰ 45,83±38,30 2 Nước biển pha 10‰ 65,52±24,38 3 Nước biển pha 15‰ 57,84±29,81 4 Nước đầm 0‰ (ĐC) 0,00±70,71

Ghi chú: Các giá trị trong cột là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Qua phân tích ảnh hưởng của nồng độ muối đến tỷ lệ thụ tinh của trứng rươi bằng phương pháp phân ANOVA với mức sai số có ý nghĩa cho kết quả P<0,05, so sánh 4 nồng độ muối ta thấy như sau:

Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nồng độ muối đến tỷ lệ thụ tinh.

Thời điểm tháng 11 thí nghiệm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của rươi (P<0,05).

Qua Bảng 4.10 cho thấy:

Ảnh hưởng của môi trường nước có nồng độ muối 0‰ và 5‰ đến tỷ lệ thụ tinh của rươi có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với nhau và khác với ảnh hưởng của nồng độ muối 10 và 15‰.

Ảnh hưởng của nồng độ muối 10 và 15‰ đến tỷ lệ thụ tinh của rươi không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê. Thực tế trong 4 môi trường trên, môi trường nước có độ muối 10‰ có tỷ lệ thụ tinh trung bình cao nhất (65,52%), so sánh với kết quả của Koya Yasunori et al. (2003) cho thấy rằng ở nhiệt độ tương đương như nhau, thí nghiệm của Koya Yasunori có tỷ lệ thụ tinh cao hơn (80,5%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)