Đặc điểm của DNNVV là rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế nên sự thay đổi của nền kinh tế sẽ tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi về pháp lý hay bất kỳ sự điều chỉnh nào trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách thuế,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động làm thay đổi nhu cầu vốn của doanh nghiệp hoặc gián tiếp qua sự điều chỉnh của các TCTD theo chính sách kinh tế vĩ mô nên sẽ ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với DNNVV.
- Kinh tế – Xã hôi trong nước: Nếu kinh tế đang trong chu kỳ hội nhập và phát triển, các Doanh nghiệp có nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá vì có sức cầu lớn thì khả năng trả nợ của Doanh nghiệp là lớn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, sản xuất kém phát triển, tiêu thụ sản phẩm khó khăn thì Doanh nghiệp sẽ gặp khó trong việc trả nợ Ngân hàng.
- Môi trường pháp lý: Trong hoạt động của Ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của các văn bản pháp quy của các luật liên quan và các văn bản pháp quy của NHNN ban hành. Chiến lược mở rộng cho vay của các Ngân hàng sẽ phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan. Đó chính là điều kiện để người vay vốn yên tâm mạnh dạn mở rộng sản xuất, có nhiều phương án khả thi để vay vốn từ Ngân hàng. Tuy nhiên mở rộng cho vay luôn luôn đi kèm với chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu hệ thống pháp luật không chặt chẽ, xuất hiện
nhiều kẽ hở trong quản lý tín dụng sẽ tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ Ngân hàng có hành vi sai trái… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay.
- Cơ chế – chính sách: Nếu các cơ chế, chính sách của Nhà nước thông thoáng, ổn định, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Ngược lại nếu chính sách thường xuyên thay đổi làm cho các Doanh nghiệp không thích ứng kịp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Doanh nghiệp và đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.