Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 60 - 61)

3.2.5.1. Các phương pháp thống kê cơ bản - Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ tăng trưởng, so sánh để phân tích, tính toán các chỉ tiêu. Đây là phương pháp phổ biến nhất trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội.

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối và số bình quân. Trên cơ sở đó mô tả quy mô, sự biến độ và các đặc trưng của hoạt động KTHS ven bờ.

Các số liệu theo dãy thời gian cũng được tổng hợp và phân tích. Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng khai thác và quản lý KTHS ven bờ giai đoạn 2011-2015 thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các bảng, sơ đồ và đồ thị.

- Phương pháp thống kê so sánh

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá được hiện tượng phát triển hay yếu kém, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp trong từng trường hợp.

Thông qua việc quan sát và tìm hiểu thực tế các thông tin, số liệu thứ cấp và sơ cấp, đề tài tiến hành so sánh giữa các nhóm công suất, các loại nghề khai thác và các chỉ tiêu qua từng năm nghiên cứu.

3.2.5.2. Phương pháp đánh giá có sự tham gia

Thông qua việc tổng hợp những ý kiến đóng góp từ cán bộ quản lý, phụ trách thủy sản và những đề xuất từ ngư dân, đề tài đi sâu phân tích các giải pháp quản lý hoạt động KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải một cách phù hợp. 3.2.5.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT là phân tích một hiện tượng dưới quan điểm hệ thống từ bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) ra bên ngoài (cơ hội và thách thức) hay đồng thời kết hợp cả trong và ngoài. Trong đề tài này, ma trận phân tích SWOT được sử dụng để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động khai thác và quản lý KTHS ven bờ. Điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) được tổng hợp từ việc phân tích mức độ quan trọng của yếu tố nội lực bên trong, còn cơ hội (O) và thách thức (T) được tổng hợp từ việc phân tích mức độ

quan trọng của các yếu tố bên ngoài tác độ hoạt động khai thác và quản lý KTHS ven bờ. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép kết hợp điểm mạnh với cơ hội (SO), điểm yếu với cơ hội (WO), điểm mạnh với thách thức (ST) và điểm yếu với thách thức (WT). Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại bốn ô kết hợp sẽ cho phép đề xuất các giải pháp.

Bảng 3.3. Mô hình ma trận SWOT

Cơ hội (O) Thách thức (T) Điểm

mạnh (S)

SO: Giải pháp công kích (Tận dụng điểm mạnh để theo đuổi cơ hội)

ST: Giải pháp thích ứng (Tận dụng điểm mạnh để hạn chế những đe dọa có thể xảy ra) Điểm yếu

(W)

WO: Giải pháp điều chỉnh (Tận dụng cơ hội để khắc phụ điểm yếu)

WT: Giải pháp phòng thủ (Đưa ra các hoạt động chủ động khắc phục điểm yếu và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra)

Nguồn: Mesopartner (2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)