Giải pháp phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 111)

4.2.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển chè VietGAP

Cần căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, quy hoạch

xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn. Qua đó

cần quy hoạch phát triển sản xuất vùng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP rõ ràng, minh bạch và đảm bảo phát triển chè an toàn bền vững. Quy hoạch sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cần đạt được các tiêu chí như sau:

- Nằm trong hệ thống quy hoạch kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn chung của huyện.

- Vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung có diện tích lớn, đảm bảo vùng nguyên liệu chế biến và sản lượng ổn định, đủ yêu cầu liền khoanh, liền mảnh, thuận thiện về hạ tầng, giao thông hoặc thuận tiện để

phát triển hỗ trợ hạ tầng, giao thông.

- Các tiêu chí về chất lượng đất, nước đáp ứng các chỉ tiêu an toàn trong tiêu chuẩn chung quy định tại Quyết định số: 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng

10 năm 2008 và Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vềban hành quy định sản xuất rau quả chè an toàn.

- Thực hiện quy hoạch vùng tiêu thụchè an toàn riêng, cơ sở chế biến chè

an toàn được công nhận và duy trì khu tiêu thụđầu mối sản phẩm chè búp tươi an

toàn theo VietGAP cho các thịtrường.

- Công bố quy hoạch theo luật định. Lồng ghép vào là quy hoạch hạ tầng phát triển sản xuất chè an toàn như: thủy lợi, giao thông, cơ sở thu mua, chế

biến… nhằm đảm bảo thị trường đầu ra cho chè VietGAP, khắc phục tình trạng giá thấp, và khó tiêu thụ đang nóng bỏng tại vùng sản xuất chè an toàn của huyện. Quy hoạch vùng chè an toan theo tiêu chuẩn VietGAP cần thực hiện đúng

quy trình, từng bước và phù hợp với địa phương, địa hình từng xã. Kết hợp với các quy hoạch khác tận dụng phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững hơn.

Đây cũng là điều kiện để sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và quảng bá nhằm phát

triển sản xuất chè an toàn thuận lợi.

4.2.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ phải áp dụng những quy trình khá phức tạp và đòi hỏi trình độ canh tác cao. Ngoài ra, các hộ cần phải liên kết để tạo sức mạnh trong tiêu thụ hàng hóa, xây dựng

thương hiệu. Do đó cần phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chè với xu

hướng hợp tác các hộ sản xuất lại với nhau dưới các hình thức như: Tổ hợp tác, hợp tác xã.

Trong điều kiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP thì sự hợp tác sản

xuất kinh doanh là một điều kiện rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi ích kinh tế của các hộ nông dân. Qua điều tra cho thấy đại bộ

phận các hộ nông dân còn hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập, ít có sự liên kết hợp tác với nhau. Chính sự liên kết, hợp tác giữa các hộ còn hẹp cũng

đã làm cho việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP còn chậm phát triển. Do

đó cần có các biện pháp khuyến khích sự liên kết giữa các hộ nông dân trên địa

bàn huyện với nhiều hình thức khác nhau như:

Thứ nhất, tuyên truyền làm cho nông dân hiểu rõ hơn nữa bản chất, vai trò, nguyên tắc và lợi ích của kinh tế hợp tác, cụ thể là việc tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Thứ hai, hướng dẫn các hộ nông dân tự lựa chọn và quyết định các hình thức hợp tác.

Thứba, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện trong phát triển kinh tế hợp tác xã

giữa các hộ nông dân.

4.2.2.3. Phát triển đầu tư vốn, hạ tầng cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn

VietGAP

a. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư

Qua nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thời gian vừa qua còn

thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vềđầu tư các cơ sở hạ tầng và các yếu tố khoa

học kỹ thuật cho sản xuất chè an toàn. Do đó, trong thời gian tới huyện Đồng Hỷ

cần thực hiện các giải pháp sau đây:

- Tạo môi trường thông thoáng để kêu gọi đầu tư của xã hội vào phát triển

sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tranh thủ nguồn vốn của các dự án ODA cho phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP như đầu tư vào hệ thống thủy lợi, đường giao thông, khu chế biến chè…

- Lồng ghép các nguồn vốn một cách khoa học và hợp lý để có thể phát huy tối đa hiệu quả của sự đầu tư vào phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ngoài ra, huyện Đồng Hỷ cần thực hiện các biện pháp để giúp người dân và các doanh nghiệp sản xuất chè tiếp cận với các nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng như sau:

tổ chức tài chính có mặt và hoạt động có hiệu quả trên địa bàn huyện. Tạo

điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị này tiếp cận tới tất cả các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè và các hộ sản xuất chè

trên địa bàn.

- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, gia tăng lượng vốn vay và thời gian vay

cho các hộ kinh doanh. Mức vốn vay có thểcăn cứ vào quy mô sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Lãi suất vay hợp lý, có điều chỉnh phù hợp với thị trường trong các thời điểm khác nhau linh hoạt.

b. Giải pháp đầu tư máy móc thiết bị

Qua nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các máy móc thiết bị tân tiến hiện

đại trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng các máy móc cải tiến

chưa nhiều. Người dân không đủlượng vốn đểđầu tư cho máy móc. Vì thế để có

được chất lượng sản phẩm cao nhất thì việc đầu tư cho máy móc thiết bị là không

thể thiếu. Chính vì vậy, giải pháp đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất chè là cực kỳ quan trọng. Các giải pháp được đưa ra là: Tuyền truyền cho người dân

biết được các chính sách đầu tư cho máy móc thiết bị hiện nay của Tỉnh, của Nhà

nước bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Khuyến khích người dân mạnh

dạn vay vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bằng cách mở các buổi hướng dẫn các thủ tục cần thiết, sắp xếp, hoàn thiện các thủ tục giúp người dân không gặp khó

khăn trong quá trình vay vốn. Huyện cần mở các lớp tập huấn cho các hộ nông

dân về cách sử dụng của các loại máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất chè,

giải đáp các thắc mắc về quy trình sử dụng máy móc của người dân.

Thường xuyên mở các buổi trình diễn, giới thiệu các loại máy móc, thiết bị tân tiến trong sản xuất chè (máy đốn chè, máy hái chè, máy đóng gói, hút chân

không, máy ủhương…) trên địa bàn, có mời các hộ nông dân tham dự nhằm cho

người dân thấy được hiệu quả của việc sử dụng các loại máy móc này.

c. Giải pháp tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng

Những năm qua cơ sở hạ tầng của huyện Đồng Hỷđã được quan tâm đầu

tư nhằm phục vụ cho sự phát triển sản xuất của huyện. Song các xã vùng cao vẫn

chưa có được nhiều sự quan tâm vềcơ sở hạ tầng. Chính vì vậy huyện cần có giải

pháp vềcơ sở hạ tầng hợp lý:

- Lãnh đạo huyện cần có phương án khắc phục tình trạng rạn nứt, hố bom

đường đó. Các lãnh đạo chính quyền địa phương cần đưa ra các phương hướng

hỗ trợcác xã còn có đường đất bằng cách cấp kinh phí đầu tư để đổ bê tông, làm

đường nhựa cho dân thay thếđường đất.

- Đối với các xã vùng cao, huyện cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng các đập

nhỏ tích nước để tưới cho chè và tạo nguồn sinh thủy, cải tạo sinh thái đồi chè

nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng sản xuất chè an toàn bao gồm: Các

hạng mục được xây dựng tại những mô hình này là: công trình thủy lợi, cấp nước

tưới; làm đường bê tông trục chính hoặc nội đồng; trung tâm đóng gói, bảo quản

sản phẩm; bể thu gom vỏbao bì; đường điện hạ thế…

Việc xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng vùng nông nghiệp an toàn sẽ góp

phần đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất chè an toàn theo quy trình thực hành sản

xuất nông nghiệp tốt.

4.2.2.4. Phát triển kỹ thuật trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

a. Giải pháp cơ cấu giống chè

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chủ yếu là giống chè Trung du vẫn đang

chiếm ưu thế. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu chè thì giống chè

Trung du năng suất thấp hơn và sản lượng cũng như giá bán thấp hơn giống chè

Cành. Như vậy đểcó năng suất, sản lượng hay giá thành cao hơn thì các hộ nông

dân cần phải chuyển đổi đồng thời chuyển đổi cơ cấu chè theo hướng nâng cao

chất lượng, an toàn sản phẩm chè. Vì thế giải pháp cơ cấu giống chè đồi hỏi

huyện cần phải có những biện pháp cụ thể:

- Căn cứ vào thị trường và điều kiện sinh thái giúp người trồng chè lựa

chọn giống phù hợp cho vùng chè, đưa ra các loại giống mới đem lại năng suất

cao như LDP1, TRI777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên… Bên cạnh việc

đưa giống mới vào sản xuất huyện cũng cần phải tiền hành tuyển chọn những cây

chè đầu dòng, tuyển chọn những giống chè tốt nhất để đưa vào trồng. Dự kiến

đến 2020 giống chè Trung du là 30% toàn huyện, 70% còn lại là chè giống mới (chè Cành).

- Tổ chức phục tráng chè Trung du nhằm duy trì một số diện tích chè Trung du với chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu cho chế biến chè xanh đặc sản,

đáp ứng nhu cầu thị trường truyền thống. Huyện cũng cần phối hợp với các cơ

truyền thống kết hợp với giống nhập nội tạo ra một số giống chè phù hợp với

điều kiện sinh thái của vùng, bổ sung giống mới cho vùng.

- Tiếp tục nâng cấp và xây dựng vườn ươm gắn với áp dụng quy trình sản

xuất giống để có nguồn giống chất lượng cao phục vụ công tác trồng mới.

b. Giải pháp về công tác khuyến nông

Người dân sản xuất chè ở huyện Đồng Hỷ nhìn chung trình độ sản xuất

chưa cao, nhận thức về khoa học và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

còn chưa nhiều. Chính vì vậy huyện cần áp dụng các biện pháp khuyến nông

bằng cách:

- Huyện cần thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

đến năm 2020” trong đó chú trọng nội dung đào tạo nghề trồng chè theo tiêu

chuẩn VietGAP.

- Khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, đưa vào các giống mới vào sản xuất, khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổ

chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở

tất cả các xã có sản xuất chè, tập huấn cho các hộ nông dân trồng chè với các nội dung về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, đốn tỉa, phòng trừ sâu bệnh, thu

hái, sơ chế, bảo quản... theo quy trình VietGAP.

- Triển khai xây dựng các mô hình điểm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về giống và công nghệ tưới, quy trình sản xuất và thu hái, công nghệ bảo quản sau thu hoạch chè.

- Huyện cần tổ chức các đợt kiểm tra kỹlưỡng nguồn gốc phân bón ở các

đại lý, các cửa hàng bán phân bón cây trồng để kiểm soát chất lượng phân bón, tránh tình trạng người dân mua phải các loại phân bón giả kém chất lượng. Các

đợt kiểm tra cần phải diễn ra thường xuyên và rộng rãi trên toàn địa bàn.

- Củng cố kiện toàn trạm khuyến nông cấp xã, huyện để đảm bảo cán bộ

khuyến nông có kỹ năng khuyến nông và có đủ năng lực trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật bằng cách đào tạo nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè bao gồm các cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chế biến chè.

VietGAP khá giỏi, động viên người nông dân cùng trao đổi phương thức sản xuất chè VietGAP đạt hiệu quả cao.

- Phòng nông nghiệp huyện cần kết hợp với ban chuyên đềcây chè để lựa chọn một số cán bộ nông nghiệp có kỹ thuật, năng lực, kinh nghiệm để theo dõi

và hướng dẫn nông dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Khi kỹ thuật đang là vấn đề khó khăn đối với nhiều người áp dụng quy trình sản xuất chè VietGAP tại huyện Đồng Hỷ thì giải pháp này là giải pháp then chốt giúp phát triển và duy trì vùng chè VietGAP phát triển bền vững.

- Đầu tiên cần hỗ trợ nâng cao kỹ năng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho người dân. Dựa trên kinh nghiệm sản xuất chè sẵn có cần áp

dụng tập huấn kỹ thuật cho người dân biết thêm các kỹ năng mới như: sử dụng

thuốc, phân bón và ghi nhật ký sản xuất. Nâng cao tư duy ứng dụng bộ kỹ thuật

sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn thông qua hình thức: tập huấn khuyến

nông, huấn luyện, tham quan mô hình và hướng dẫn ban đầu trực tiếp cụ thể, kết hợp kiểm tra giám sát và chế tài xử phạt. Giúp người dân nâng cao kỹnăng và tư

duy, lựa chọn các vật tư nông nghiệp trong danh mục, hướng dẫn định mức an toàn và thời kỳ sử dụng cũng như cách ly, làm mẫu để người dân dễ hiểu và nắm

được kỹnăng nhanh nhất.

- Hỗ trợban đầu đối với mô hình trồng mới và chuyển đổi sang tiêu chuẩn

VietGAP theo một tỷ lệ % và diện tích nhất định, kết hợp cam kết thực hiện và

bồi thường trách nhiệm với người tự ý bỏ mô hình. Triển khai hỗ trợ rộng trên

các diện tích nằm trong vùng quy hoạch. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, khuyến khích mô hình tự giám sát và giám sát lẫn nhau thông qua cán bộ

giám sát khu vực.

- Ban hành quy trình sản xuất cụ thể cho các giống chè, vườn chè khu vực

chè và đối tượng sản xuất cụ thể. Nâng cao ý thức tự giác của người dân thông

qua tuyên truyền, khuyến cáo và giám sát cộng đồng. Hạn chế xử phạt bằng tiền, khuyến khích hình thức xử phạt mạnh tay và trực tiếp nhằm đảm bảo người dân

duy trì mô hình như: không thu mua sản phẩm, loại ra khỏi danh sách các hộ sản

xuất chè VietGAP, loại danh sách sản phẩm chè an toàn… xây dựng đội ngũ cán

bộ kỹ thuật và nông dân nòng cốt nghiêm túc thực hiện các quy định, cập nhật và tự tìm hiểu thông tin liên quan, đảm bảo sản xuất không gián đoạn.

Để các ứng dụng khoa học công nghệđược nhiều người dân biết đến và áp

dụng đòi hỏi các cấp lãnh đạo huyện cần phải có những giải pháp cụ thể: Phương

thức sản xuất chủ yếu là phương thức thủ công vì vậy lãnh đạo huyện cần cử các

cán bộ khuyến nông mở các lớp tập huấn về phương thức sản xuất chè an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)